Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh 20 mẹo vặt từ 100 năm trước mà đến ngày nay vẫn còn hữu dụng

avocado

Member
Bài viết
172
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
33
20 mẹo vặt từ 100 năm trước mà đến ngày nay vẫn còn hữu dụng Cách đây 100 năm, khi chưa có internet, thì ông bà ta đã sử dụng các thẻ cứng trong vỏ thuốc lá,Máy làm sạch không khí bằng ozone để lan truyền các mẹo vặt trong cuộc sống.
may-loc-khong-khi-cho-phong-60m2_1583557574.jpg
1Đánh bóng giày da mới Với các đôi giày da khi mới mua về vẫn còn lớp hồ cứng phủ bên ngoài, nên rất khó để đánh bóng. Bạn chỉ cần dùng một nửa quả chanh chà xát lên giày, sau đó đợi khô như vậy lớp hồ sẽ được tẩy sạch, giúp đôi giày dễ dàng bám xi giày và dễ đánh bóng hơn. 2Cắt bánh mì sandwich Hồi xưa, người ta thường chỉ bán cả một ổ bánh sandwich chứ không phải từng lát cắt sẵn như bây giờ. Vì vậy để dễ dàng chia ổ bánh thành từng lát mỏng thì trước tiên bạn sẽ nhúng dao cắt vào trong nước nóng và cẩn thận lau sạch vệt nước rồi dùng nó để cắt bánh mì. Sử dụng dao nóng giúp bánh mì dễ cắt và miếng bánh sẽ mỏng hơn. 3Để lấy bụi ra khỏi mắt Để lấy bụi ra khỏi mắt, bạn có thể nhỏ một giọt dầu olive vào khoé mắt để nó theo dầu đi ra ngoài hoặc bị dầu hoà tan. Nếu bạn vô tình bị bắn vữa hồ hoặc nước chanh lên mắt, thì bạn có thể rửa mắt bằng nước hoặc giấm để đỡ xót. 4Cán cọ không bị dính màu Việc màu vẽ dính lên cán cọ thường làm mọi người khó chịu. Vì vậy để giữ cán cọ được sạch, bạn có thể khoét một lỗ tròn vừa bằng thân cọ ở giữa một tấm thẻ nhựa hoặc miếng thiếc. Sau đó thì cho cây cọ vào miếng thẻ đó, việc này ngăn không cho màu vẽ chảy ngược xuống thân cọ và vì thế không làm ướt tay bạn. 5Giữ diêm cháy lâu Bạn nên tỉa phần thân gỗ của diêm theo kiểu xếp lớp của cây thông như hình minh hoạ. Như vậy thì lửa sau khi cháy ở đầu diêm sẽ bén xuống các phần gỗ chỉa ra giúp giữ được lửa lâu hơn. 6Bảo quản trứng mới Trứng mới đẻ thường ăn ngon và tươi hơn trứng đã để lâu. Vì vậy, để duy trì được độ tươi ngon đó, bạn nên vùi trứng mới sâu dưới một lớp muối dày để ngăn không khí tiếp xúc với nó, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như quá trình oxy hoá. 7Rút dằm ra khỏi tay Các mảnh dằm đâm vào tay thường rất nhỏ và mảnh không thể rút ra theo cách bình thường được. Vì vậy, bạn nên lấy một cái lọ nhỏ đổ đầy nước nóng vào trong, sau đó đặt phần tay bị dằm đâm lên che lại miệng bình. Khi đó, áp suất không khí dãn nở sẽ tạo lực hút lên phần thịt tay và hút miếng dằm rơi ra ngoài một cách nhẹ nhàng. 8Đuổi chó dữ Bạn có thể sử dụng một cây gậy dài có treo trên đầu một chiếc mũ hoặc khăn quàng có màu sắc để phân tán sự chú ý của con chó. Sau đó, bạn có thể bỏ chạy khi nó đang tập trung vào đồ vật. 9Giải pháp cho đôi giày rộng Bạn có thể đặt một miếng vải nhung vào phần gót của đôi giày để giúp chúng vừa vặn hơn với chân bạn. Lưu ý là để miếng vải nhung thẳng, không có nếp nhăn để bạn có miếng lót thoải mái nhất nhé. 10Làm sạch vải ren Để làm vải ren mà không làm hỏng các mắt lưới và cấu trúc tinh vi của nó, bạn có thể sử dụng cách sau đây. Bạn trải vải ren lên một tờ giấy thấm có màu xanh hoặc trắng (để tránh màu thấm vào vải). Sau đó, rắc bột canxi magie oxit lên khắp bề mặt và lấy một tờ giấy khác để che lại lớp ren và bột. Sau vài ngày, vải ren của bạn sẽ lại sạch như mới. 11Giữ đồ sặc sỡ không bị ra màu Để các đồ bằng vải màu sặc sỡ không ra màu và dính màu lên các đồ khác khi giặt chung, trước tiên bạn phải xử lý chúng với nước muối. Cụ thể, bạn ngâm đồ mới mua trong một chậu nước muối (pha theo tỉ lệ một nắm muối đầy với một thau nước) trong vòng 24 giờ để giữ đồ bền màu. 12Giữ nắp vung luôn mở Việc giữ nắp vung luôn mở khi nấu cháo hoặc canh, giúp cho phần nước bên trong không bị trào ra ngoài và việc thoát hơi giúp món ăn mềm hơn. Nhưng thay vì phải ngồi giữ nắp nồi, bạn hoàn toàn có thể thử cách sau đây. Bạn lấy một cái đinh nhỏ đóng vào phần trên của móc kẹp quần áo. Sau đó, kẹp móc vào thành của nồi và đặt nắp nồi lên trên phần đinh chìa ra, như vậy là đã xong công cụ giữ nắp vung luôn mở. Giữ nắp vung luôn mở 13Hàn đĩa sứ bị vỡ Bạn thu gom các mảnh vỡ của đĩa lại. Đổ phèn vào một cái muỗng inox cũ để nung chảy. Sau đó, bạn đổ phèn đã nung chảy lên thành các vết nứt và gắn các mảnh vỡ lại với nhau. Để chúng khô trong 24 giờ. Vậy là bạn đã hoàn thành xuất sắc việc hàn lại chiếc đĩa sứ bị vỡ rồi. Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng được cho đĩa sứ, không dùng cho đĩa nhựa. 14Lau sạch bức tranh sơn dầu Bạn tất nhiên không thể dùng nước để lau bức tranh sơn dầu bị bụi, thế nên hãy tử cách sau đây nhé. Cắt ngang củ khoai tây sống và chà sát mặt khoai khắp bề mặt của bức tranh. Sau đó, bạn dùng một miếng giẻ mềm để lau qua lại một lần nữa là bức tranh đã sạch bong như mới. Lưu ý: Khi thấy mặt khoai bị đen lại do bụi, thì bạn phải cắt bỏ khoanh đó đi, để lấy mặt khoai mới tiếp tục lau tranh. 15Ngăn kính bị đọng hơi nước Để ngăn hơi nước không bị đọng lại trên mắt kính, làm cản trở tầm nhìn, bạn có thể đánh bóng kính với bánh xà phòng. Khi đó, một lớp mỏng của xà phòng sẽ phủ lên kính vừa giúp chúng trông bóng hơn, vừa giúp ngăn hơi nước đọng lại. Ngăn kính bị đọng hơi nước 16Thu gom mảnh thuỷ tinh vỡ Để thu gom hết tất cả mảnh thuỷ tinh vỡ, kể cả những mảnh vụn nhỏ nhất. Bạn nên sử dụng một miếng vải mềm lau qua một lượt và bỏ tất cả mảnh vỡ vào trong miếng vải. Sự cọ xát của vải với sàn sẽ hút tất cả các mảnh thuỷ tinh vào miếng vải, giúp bạn thu gom sạch sẽ nhất có thể. 17Đánh bóng đồ vật Bạn pha hỗn hợp giấm với parafin theo tỉ lệ 1:1 vào một chai thuỷ tinh, đóng nắp bần lại và lắc đều lên. Đổ dung dịch này ra một miếng giẻ mềm và dùng nó để lau sàn, mặt bàn, piano, gương,... Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào giẻ trong lúc lau để khử bớt mùi khó chịu và khiến đồ vật có mùi thơm hơn. 18Làm sạch chai lọ Bạn có thể bỏ cát và nước vào bên trong, sau đó lắc mạnh chai lên. Khi đó, cát sẽ giúp đánh bay các mảng bám cứng đầu bên trong thành chai. Việc còn lại là bạn chỉ cần rửa bên ngoài chai và đem chúng đi phơi cho khô. 19Bảo quản lá khô Thời xưa để bảo quản lá khô, đặc biệt là những chiếc lá mùa thu đầy màu sắc là việc rất được ưa chuộng. Để bảo quản lá khô, trước tiên bạn phải đun chảy dầu cá nhà táng và để nó nguội trong một chậu đất, giúp giữ nhiệt cho dầu nhưng không quá nóng, nếu nóng quá sẽ làm hỏng lá. Tiếp đến, bạn nhúng lá vào trong dầu, sau đó vớt ra và xếp lên trên một miếng vải mềm, mượt, bằng phẳng, không bị nhăn. Khi đó, lá của bạn được phủ một lớp dầu mỏng giúp chúng không hề bị héo, nhưng lớp này rất mỏng nên bạn không thể thấy bằng mắt thường. 20Luộc trứng vỡ Để luộc trứng vỡ mà không để lòng trắng chảy ra ngoài, bạn chỉ cần thêm một thìa giấm ăn vào trong nồi nước luộc. Khi đó protein albumin trong lòng trắng trứng trong môi trường có axit sẽ nhanh chóng kết tủa, tạo thành một lớp màng mỏng bao bên ngoài quả trứng, giúp lòng trắng bên trong không chảy ra, để trứng được luộc một cách nguyên vẹn. Hy vọng rằng những mẹo vặt từ 100 năm trước này, bạn đọc vẫn còn thấy hữu ích và áp dụng được vào cuộc sống hiện đại của mình.
 
Bên trên