Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Ánh sáng xanh từ điện thoại thực sự gây nguy hiểm

tibodinh

Member
Bài viết
440
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
35
Ánh sáng xanh từ điện thoại thực sự gây nguy hiểm Ánh sáng xanh thậm chí còn khiến tế bào mắt tự diệt lẫn nhau - một ảnh hưởng quá khủng khiếp. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại và các thiết bị điện tử nói chung đã được chứng minh là có thể gây rối loạn chu kỳ ngủ. Nó khiến chúng ta không thể ngủ đúng giờ, khó ngủ đủ giấc, và máy hút bụi công nghiệp 3 pha thậm chí là mắc bệnh mất ngủ nữa.
may-quet-rac-san-nha-xuong_1561284532.jpg
Nhưng nếu chừng đó là chưa đủ để bạn từ bỏ thói quen dùng điện thoại ban đêm, thì nghiên cứu mới đây có lẽ sẽ có tác dụng chăng? Bởi vì theo các chuyên gia từ ĐH Toledo (Mỹ), thứ ánh sáng xanh ấy sẽ khiến mắt của bạn mờ dần theo thời gian mà không có cách nào cải thiện. Trên thực tế, thông tin ánh sáng từ điện thoại và máy tính có thể gây hại cho mắt là không mới. Tuy nhiên mãi gần đây, các chuyên gia mới xác định được cơ chế gây hại của nó, và tất cả đều cảm thấy giật mình. "Việc ánh sáng xanh có thể gây hại cho võng mạc thì không có gì lạ. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra cơ chế của quá trình ấy" - trích lời Ajith Karunarathne, chuyên gia hóa học thuộc nhóm nghiên cứu. Thủ phạm gây hỏng mắt không chỉ có 1 Karunarathne và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu một loại hóa chất trên võng mạc, mang tên retinal. Đây là một biến thể của vitamin A, cho phép ánh sáng đi vào mắt bị xoắn vặn thành các dạng khác nhau. "Muốn nhìn được, bạn cần một nguồn cung retinal ổn định. Các thụ thể cảm nhận ánh sáng trong mắt sẽ không thể hoạt động nếu thiếu retinal" - Karunarathne cho biết. Thông thường, retinal sẽ chuyển dịch qua lại giữa các hình thái khác nhau. Quá trình này không hoàn hảo, và có một dạng retinal (gọi tắt là ATR) thậm chí có thể trở nên độc hại cho mắt. Loại retinal ATR này có thể chuyển thành các phân tử lipofuscin, với tiềm năng hủy hoại cấu trúc tế bào. Nó là một trong những nguyên nhân khiến các tế bào mắt bị thoái hóa, gây ra chứng thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, bằng các thử nghiệm trên nhiều dạng sóng ánh sáng khác nhau, Karunarathne nhận thấy thủ phạm không chỉ là lipofuscin. Một mối hiểm họa khác chính là từ ánh sáng xanh. Các chuyên gia cho biết khi retinal tiếp xúc với sóng ánh sáng xanh, các phân tử trên màng tế bào bị biến dạng. Quá trình này kéo theo mức calcium tăng đột biến, khiến kích thước tế bào thay đổi, và làm nó chết dần đi. Hiệu ứng này không xảy ra khi retinal tiếp xúc với các ánh sáng màu khác, thậm chí là với ánh sáng trắng từ bóng đèn. Chỉ có sóng ánh sáng xanh là kích thích nó theo cái cách tai hại kia thôi. Đáng chú ý, các tác hại của ánh sáng xanh không chỉ dừng lại với các tế bào cảm thụ ánh sáng. Qua các thử nghiệm, dường như tế bào tim, neuron thần kinh, thậm chí là tế bào ung thư cũng bị ảnh hưởng. Và do retinal đã được chứng minh là có thể di chuyển ra khắp cơ thể, Karunarathne tỏ ra lo ngại về tác hại thực sự mà hiện tượng này có thể tạo ra. "Hóa ra hiện tượng độc tính hóa retinal do ánh sáng xanh là rất rộng. Nó có thể giết bất kỳ tế bào nào" - Karunarathne chia sẻ. Tuổi già thật đáng sợ Khả năng độc tính hóa của retinal đã luôn ở đó, nhưng con người trước kia không bị ảnh hưởng quá nhiều vì ít tiếp xúc với ánh sáng xanh. Ngoài ra, cơ thể còn có cơ chế tạo ra "thuốc giải" là một dẫn xuất từ vitamin E mang tên alpha-tocopherol. Nhưng qua thời gian, chúng ta già đi, khả năng tổng hợp lại alpha-tocopherol cũng mất dần. Hiện tại vẫn chưa rõ việc bổ sung vitamin E có tác dụng gì không, nhưng lý thuyết cần phải đợi khoa học chứng minh. Chúng ta phải làm gì? Rõ ràng, việc có thể làm dễ dàng nhất chính là ngưng sử dụng smartphone sau khi Mặt trời lặn. Bạn đã tiếp xúc quá đủ với ánh sáng xanh từ Mặt trời rồi, không cần thêm thứ ánh sáng nhân tạo ấy nữa đâu.
 
Bên trên