Bảo quản và vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ dễ dàng Người xưa có câu “của bền tại người”, có nghĩa là tuổi thọ của đồ dùng, vật dụng không chỉ phụ thuộc vào chất liệu mà còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng, bảo quản, vệ sinh. Với đồ nội thất bằng gỗ cũng vậy, máy ozone công nghiệp chuyên dụng dù được làm từ những loại gỗ cao cấp nhất nhưng nếu chúng ta mắc phải những sai lầm khi vệ sinh, bảo quản thì chắc chắn, vẻ bền đẹp của vật dụng sẽ nhanh chóng bị hủy hoại theo thời gian. Vậy đâu là những sai lầm khi bảo quản và vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
1. Đặt quá sát tường và nơi có độ ẩm cao Khi bạn đặt đồ nội thất bằng gỗ quá sát tường, quá trình dịch chuyển khi sử dụng vừa làm xây xước tường nhà, vừa làm xây xước bề mặt gỗ phía ngoài. Không chỉ có vậy, nếu đặt những vật dụng này ở nơi có độ ẩm cao thì sự xâm nhập ẩm sẽ làm tăng nguy cơ mục ruỗng hoặc nấm mốc của chất liệu gỗ. Ai cũng biết bản chất gỗ có nguồn gốc hữu cơ, đã là hữu cơ thì dễ bị biến tính bởi nhiệt độ và độ ẩm, đặc biệt, độ ẩm lại là yếu tố cực thích hợp cho sự phát triển của côn trùng và vi sinh vật, nấm mốc gây hại. Chính vì thế, nếu muốn đồ nội thất bằng gỗ duy trì được vẻ bền, đẹp theo thời gian thì bạn hãy tránh xa những nơi có độ ẩm cao và không nên kê quá sát tường nhé! 2. Lau bằng vật dụng có độ ma sát cao và khô Mớ bùi nhùi bằng inox, giấy nhám, giẻ thô ráp được xem là những đồ vệ sinh tối kỵ đối với đồ dùng bằng gỗ. Những vật dụng này có tính ma sát rất cao, đúng là có thể đánh bay những vết bẩn cứng đầu, bám dính trên mặt gỗ nhưng vấn đề nằm ở chỗ, bên cạnh việc loại trừ vết bẩn, chúng cũng làm xây xước mặt gỗ, vị trí vốn tốn rất nhiều công sức để đánh bóng. Không chỉ có vậy, bề mặt xây xước là tiền đề, môi trường lý tưởng để các vết bẩn, vi sinh vật bám vào và khu trú sau này, khi đó bạn sẽ thấy thói quen sử dụng vật dụng có độ ma sát cao để lau đồ nội thất bằng gỗ là nguy hại đến mức nào. 3. Dùng chất tẩy rửa có tính oxi hóa mạnh để làm sạch Đối với một số vết bẩn có tính bám dính cao, lau chùi đơn thuần thường không có tác dụng. Khi đó, chúng ta cần phải dùng đến chất tẩy rửa. Tuy nhiên, việc sử dụng chất tẩy rửa là không thể tùy tiện bởi bên cạnh việc loại bỏ vết bẩn, chất tẩy rửa có tính oxi hóa cao sẽ đánh bay luôn cả lớp sơn gia cố hoặc lớp phủ bóng bên ngoài, khi đó, tính thẩm mỹ của vật dụng sẽ bị giảm sút đáng kể và đồng thời, đây sẽ cơ hội để các vi sinh vật cũng như nước xâm nhập sâu vào kết cấu bên trong của gỗ. Vậy lời khuyên dành cho bạn là gì? Bạn hoàn toàn có thể dùng chất tẩy rửa nhưng đó phải là chất tẩy rửa chuyên dụng, dành riêng cho vật liệu bằng gỗ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bề mặt nội thất. 4. Không lau khô sau khi vệ sinh nội thất bằng gỗ Thông thường khi vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ, chúng ta thường phải dùng đến nước. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc phải một sai lầm là sau khi vệ sinh, để đồ nội thất tự khô mà không lau bằng khăn khô lại một lần nữa. Nếu trong mùa khô, hoặc được hong gió, bạn không cần phải lo lắng nhưng nếu độ ẩm quá cao, nước trên bề mặt gỗ khó bay hơi mà đọng lại lâu thì đó sẽ là điều kiện vàng để làm mềm, hủy hoại mặt gỗ, khiến nước xâm nhập sâu, gây mục ruỗng và tạo cơ hội cho các sinh vật hoại sinh làm hỏng đồ nội thất. Đó là chưa kể có nhiều gia đình chọn nội thất thông minh, ví dụ bàn ăn thông minh bằng gỗ sở hữu tính năng xếp gọn. Lau chùi xong vội vàng xếp gọn thì vô hình chung, sự tồn đọng của nước sẽ cộng hưởng cùng điều kiện thiếu oxi, giúp nấm mốc tăng trưởng nhanh và làm hư hỏng kết cấu mặt bàn. Đây là những điều nằm ngoài ý muốn của chúng ta phải không nào? Vậy nên sau khi vệ sinh nội thất bằng gỗ, đừng quên hãy lau khô bề mặt để đảm bảo vật dụng luôn duy trì được độ bền đẹp bạn nhé! Những sai lầm trên là những sai lầm rất thường gặp khi sử dụng đồ nội thất, bên cạnh việc khắc phục hoặc loại bỏ những thói quen sai lầm này, để bảo quản đồ nội thất bằng gỗ được lâu bền thì chúng ta cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau: – Nên sơn phủ bóng bên ngoài để tăng vẻ đẹp hình thức và chống chầy xước, chống ẩm hiệu quả cho vật dụng – Đối với nhưng đồ nội thất dạng phẳng như bàn tiếp khách, bàn ăn, chúng ta nên bổ sung một lớp kính phía trên, vừa có tác dụng bảo vệ, lại tăng cường tính thẩm mỹ cho đồ nội thất bằng gỗ. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Những sai lầm khi bảo quản và vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ. Mong rằng kinh nghiệm hay này sẽ là cẩm nang hữu ích dành cho bạn và sau cùng, xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những dòng chia sẻ của chúng tôi! Trân trọng!
Relate Threads
Interested Threads