Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Bệnh nhân mắc bệnh phổi tăng mạnh do ô nhiễm môi trường

duseovntop

Member
Bài viết
513
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
35
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tăng mạnh do ô nhiễm môi trường Theo thông tin từ Bộ Y tế, khoảng 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng nước ta hiện nay đều có liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó, giá máy tạo ozone công nghiệp môi trường bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp gia tăng nhanh chóng. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS.BS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương về vấn đề này.
bo-880n-may-loc-khong-khi-cho-dien-tich-lon-cong-suat-1450w_1583715446.jpg
Theo khảo sát mới đây từ Tổ chức Y tế Thế giới, trong 30 năm qua có khoảng 40 bệnh tật mới phát sinh có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường. Xin ông cho biết, biến đổi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như thế nào? Môi trường của chúng ta, ở đây gồm cả môi trường sống, sinh hoạt và môi trường lao động, nghề nghiệp đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều chất ô nhiễm của rất nhiều loại hình ô nhiễm môi trường khác nhau. Môi trường sống bị ô nhiễm như vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc từ từ đến sức khỏe của con người. Ví dụ, ô nhiễm không khí sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp; ô nhiễm nước gây bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm độc, ung thư; ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, mất ngủ; ô nhiễm nước do dầu tràn gây ngứa, rộp da, bệnh ngoài da… Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Không chỉ môi trường sống mà cả môi trường lao động cũng đang bị ô nhiễm và ảnh hưởng rõ nhất là tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh nghề nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây. Thống kê mới đây ở nước ta cho thấy, cả nước có khoảng hơn 23.000 trường hợp mắc các bệnh nghề nghiệp và dự báo hết năm 2011, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 người. Trong đó, các bệnh phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (73%), điếc do tiếng ồn là 6%... Con số này mới chỉ là thống kê từ những bệnh nhân được đi khám, giám định sức khỏe định kỳ, trên thực tế số người mắc có thể còn cao hơn gấp nhiều lần bởi có đến 80% người lao động không đi giám định, kiểm tra sức khỏe. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp, số mắc ở công nhân tại các nhà máy xi măng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là công nghiệp thép… Vậy ông có khuyến cáo gì để người dân hạn chế được các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra? Muốn giảm thiểu được bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra thì điều đầu tiên là phải tác động đến môi trường, phải có các giải pháp đem lại một môi trường trong lành, ít ô nhiễm hơn. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn ở nước ta hiện nay đã áp dụng nhiều giải pháp về giãn dân đô thị, giải pháp về giao thông, xử lý nguồn nước… Bên cạnh đó, tất cả các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân đều phải vào cuộc. Điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Đặc biệt, người dân sống ở các khu vực có nhiều bụi bặm, nơi mật độ giao thông cao hoặc gần các khu công nghiệp tập trung nên hạn chế đi ra đường những khi không cần thiết, sử dụng khẩu trang khi ra đường…
 
Bên trên