Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn vào mùa mưa

bobodinh

Member
Bài viết
509
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
35
Địa chỉ
bình dương
Biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn vào mùa mưa Trong mùa mưa 2017, đường dây cấp điện cho hơn 100 hộ dân ở thôn Trà Khương, xã Trà Lâm (Trà Bồng) gặp sự cố. Hai trụ điện dẫn đường dây về thôn bị sạt lở núi gây ngã đổ, đứt đường dây. Sau máy phát điện 3 pha khắc phục tạm thời, đầu năm 2018, Điện lực Trà Bồng đã tiến hành dời hai trụ đến khu vực khác, an toàn hơn. Đến tháng 6.2018, công tác khắc phục sự cố tại đường dây này đã hoàn thành, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ dân của thôn Trà Khương trong mùa mưa năm nay.
chinh-goc-may-phat-dien-cu-cua-my-cummins-cds-103kt_1562666450.jpg
Trà Bồng là địa phương miền núi xuất hiện điểm sạt lở gây ảnh hưởng đến điện lưới trong các mùa mưa bão. Nhận biết rõ điều này, mỗi năm trước khi bước vào mùa mưa, để giảm thiểu thiệt hại do các sự cố về điện, Điện lực Trà Bồng luôn chủ động khắc phục các điểm sạt lở, xung yếu. Ông Lê Xuân Bảo- Phó Giám đốc Điện lực Trà Bồng cho biết: Chúng tôi chỉ đạo công nhân rà soát và tiến hành khắc phục các điểm xung yếu trước tháng 8 hằng năm. Năm nay, Điện lực Trà Bồng đã khắc phục 2 điểm xung yếu ở xã Trà Xinh và gần 20 điểm sạt lở với kinh phí 1,2 tỷ đồng. Trên địa bàn thường xuyên xuất hiện giông sét vào mùa mưa, nên chúng tôi cũng đã gắn 158 bộ chống sét lưỡi liềm trên điện lưới để giảm thiểu thiệt hại. Không chỉ ở Trà Bồng, khắc phục các vị trí xung yếu trên hệ thống lưới điện là việc làm thường xuyên trước mùa mưa của ngành Điện trong toàn tỉnh. Ông Lê Văn Danh- Trưởng phòng An toàn điện, Công ty Điện lực Quảng Ngãi chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, ngành Điện đã xử lý 181 vị trí xung yếu do mưa bão 2017 để lại. Đồng thời, phát hiện thêm và đã khắc phục xong 31 vị trí xung yếu khác trên điện lưới của tỉnh. Chúng tôi luôn đặt mục tiêu đảm bảo cung cấp điện liên tục và an toàn cho khách hàng trong mùa mưa bão để triển khai các giải pháp. Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện Ngoài việc khắc phục các vị trí xung yếu trên hệ thống lưới điện, ngành Điện cũng đang thực hiện công tác đảm bảo an toàn phạm vi hành lang lưới điện, nhất là ở các vị trí đường dây trung áp đi qua khu vực rừng trồng của người dân. Những ngày qua, công nhân điện lực đang tích cực đến các điểm rừng trồng để thực hiện việc rong tỉa, chèn buộc, không cho cây ngã đổ vào đường dây. Theo quy định đảm bảo an toàn lưới điện, cây trồng phải cách xa hành lang lưới điện với khoảng cách 2m. Tuy nhiên, dọc hành lang đường dây 22kV nhánh rẽ Tịnh Hà (Sơn Tịnh), rừng keo của các hộ dân thường xuyên lấn vào. Do đó, sau khi thông báo, vận động người dân, công nhân điện lực đã tiến hành chặt tỉa các cây nằm trong hành lang. Đối với cây nằm ngoài hành lang, thì ngành Điện chèn buộc cẩn thận. Anh Nguyễn Thành Trung- Công nhân Điện lực Sơn Tịnh cho hay: Rừng trồng dọc hành lang lưới điện thường là keo giâm hom nên cành gỗ rất giòn, dễ gãy đổ khi có mưa, gió mạnh. Do vậy, chúng tôi phải chèn buộc các cành, cây để đảm bảo cây không ngã vào đường dây và gây ra các sự cố mất an toàn. Theo Nghị định 134, của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, nếu trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện thì bị phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng. Chặt và để cây đổ vào lưới điện thì bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Quy định là vậy, nhưng trong quá trình thực hiện bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, công nhân điện lực không ít lần gặp trở ngại vì các hộ dân chống đối, không cho chặt bỏ cây nằm trong hoặc gần hành lang. Để đảm bảo phạm vi hành lang lưới điện không bị xâm phạm, giải pháp lâu bền nhất chính là tuyên truyền, vận động các hộ trồng rừng nâng cao ý thức. Do đó, ngành Điện cũng đang tích cực vận động, tuyên truyền để người dân không vi phạm. Ngoài việc phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Điện còn chủ động đến tận nhà dân phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp. Qua đó, để người dân hiểu rõ các quy định an toàn và mức độ nguy hiểm, hậu quả để lại thường rất nặng nề khi vi phạm khoảng cách an toàn.
 
Bên trên