Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Các cấp chính trong quản trị chiến lược phổ biến

hanhnguyeneee

Member
Bài viết
36
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Tuổi
29
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, quản trị chiến lược trở thành chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp đối mặt và vượt qua thách thức. Bài viết sẽ thảo luận về cách quản trị chiến lược là yếu tố quyết định trong việc giữ vững và phát triển trong bối cảnh biến động thị trường.

nE7S3LlP4IzLiM9ptyaMzcIyGGKMCSVrHRTyNGaSK4W0-YAQu7ySMk4biZ9HsW-0WWjMshoEYRdE7L0gdYgnAXTrpOvLdEF0vjCsQoPDNA-388ecedXC4Aeby4vKABWF22bsN6habrV3vkyhCNZcHis


Các cấp trong hệ thống quản trị chiến lược
Mỗi hệ thống đều có sự phân cấp để thực hiện công việc tương ứng với trách nhiệm, vị trí của cấp đó. Hệ thống quản trị chiến lược thường được phân chia theo các cấp GoSELL.vn liệt kê sau:

Quản trị cấp công ty
Quản trị chiến lược cấp công ty do Tổng giám đốc, các nhà quản trị cấp cao, Ban giám đốc, nhân sự thuộc cấp công ty quản lý. Trong đó, Tổng giám đốc có trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình diễn ra của chiến lược, bao gồm việc đưa ra tầm nhìn, tuyên ngôn sứ mệnh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, phân bổ nguồn lực,... Đối với các vị trí khác thì đảm bảo chiến lược được triển khai phù hợp với giá trị của ban lãnh đạo. Ở cấp này được phân loại thành các chiến lược sau:

Chiến lược ổn định
Đây là chiến lược không có thay đổi đáng kể trong suốt quá trình triển khai. Các nhà quản trị vẫn giữ vững những lĩnh vực kinh doanh mà họ đang thực hiện và rất e dè khi phải chuyển sang hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực khác. Chiến lược ổn định được áp dụng khi hoạt động kinh doanh của tổ chức thỏa đáng và thị trường kinh doanh ít biến động.

Chiến lược tăng trưởng
Chiến lược tăng trưởng nhằm tìm kiếm những phương pháp giúp tăng mức độ hoạt động của một tổ chức.

Chiến lược suy giảm
Đây là chiến lược với mục đích giảm thiểu quy mô hoặc mức độ đa dạng các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược này được áp dụng khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược này giúp công ty hoạt động ổn định, củng cố nguồn lực, năng lực sản xuất để sẵn sàng phát triển và cạnh tranh trên thị trường.

Quản trị chiến lược cấp công ty do Tổng giám đốc, các nhà quản trị cấp cao, Ban giám đốc, nhân sự thuộc cấp công ty quản lý

Cấp đơn vị kinh doanh
Ở cấp này, các trưởng dự án kinh doanh, nhân sự thuộc cấp đơn vị kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Các trưởng dự án sẽ là người nắm giữ vai trò quản trị chiến lược, nhiệm vụ của họ là triển khai mục tiêu từ cấp công ty thành mục tiêu kinh doanh của toàn bộ phận. Cấp này được phân loại thành các chiến lược sau:

Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này áp dụng trong trường hợp mà giá cả là yếu tố quan trọng được người tiêu dùng quan tâm, các sản phẩm tương đối đồng nhất và quá trình sản xuất sẽ được thực hiện với quy mô lớn.

Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược này tạo ra sự khác biệt khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có tính năng, đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn so với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ. Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn, chi phí lúc này không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên để áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần phải tìm ra nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng và tìm cách thỏa mãn chúng.

Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung dựa trên lợi thế về chi phí hoặc lợi thế về sự khác biệt hóa tại các phân đoạn trong thị trường hẹp. Chiến lược này nhằm khai thác tiềm năng của một phân đoạn thị trường dựa vào số lượng sản phẩm, kênh phân phối, vị trí địa lý, người tiêu dùng cuối cùng.

Quản trị chiến lược cấp đơn vị kinh doanh do các trưởng dự án kinh doanh, nhân sự thuộc cấp đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý

Cấp chức năng
Đối với cấp chức năng, các nhà quản trị có nhiệm vụ chịu trách nhiệm toàn bộ cho các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như nhân sự, Marketing, Sales, logistics,... nhằm đạt được những mục tiêu mà cấp công ty và cấp kinh doanh đề ra. Cấp này bao gồm 2 chiến lược như sau:

Chiến lược R&D (Research & Development)
Đây là chiến lược nghiên cứu và phát triển, nhằm xác định các vấn đề về nguồn lực, ngân sách, các hoạt động nghiên cứu, phát triển trọng tâm.

Chiến lược nhân sự
Đây là chiến lược dựa vào sự cạnh tranh cấp ngành nhằm xác định các vấn đề về nhân sự, bao gồm tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá nhân lực, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên,...

Quản trị chiến lược cấp chức năng
Một số hình thức quản trị chiến lược hiệu quả

Theo mô hình SWOT
SWOT là mô hình được các doanh nghiệp áp dụng trong các hoạt động quản trị, kinh doanh. Mô hình SWOT cho phép người dùng dễ dàng nắm bắt, khảo sát về các yếu tố bên trong, bên ngoài gây ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, tổ chức của doanh nghiệp.

SWOT được cấu thành từ 4 thành phần: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong doanh nghiệp, là những đặc điểm mang lại lợi thế hoặc bất lợi so với đối thủ cạnh tranh.

Trong khi đó, cơ hội và thách thức lại là những yếu tố bên ngoài, cơ hội là các yếu tố của môi trường mà doanh nghiệp cần nghiên cứu, nắm bắt nhằm cải thiện các hoạt động và hiệu suất kinh doanh. Thách thức là những yếu tố có thể cản trở những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo thẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSC là phương pháp quản lý thông qua các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Từ đó giúp định hướng theo các chỉ tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng để tạo nên sự hợp lý, cân đối.

Hình thức quản trị chiến lược này giúp doanh nghiệp tìm thấy các khía cạnh cần phải cải thiện, bằng cách phân ra các quy trình theo 4 hướng bao gồm: Học hỏi và trưởng thành, quan điểm khách hàng, quy trình kinh doanh, dữ liệu tài chính.

Một số câu hỏi thường gặp
Quản trị chiến lược do ai đảm nhiệm?
Quản trị chiến lược trước tiên là do các nhà quản trị kinh doanh, giám đốc điều hành cấp cao trong tổ chức tìm ra những cơ hội cho phương pháp hoạt động mới, nhằm giúp doanh nghiệp nhận ra những vấn đề thay đổi, đồng thời nhận thức được sự cần thiết của việc sắp xếp lại tổ chức khi phương hướng chiến lược thay đổi.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, đánh giá chiến lược trong doanh nghiệp.

Mục đích của quản trị chiến lược là gì?
Mục đích của quản trị chiến lược là xác định lộ trình, hướng đi, vạch ra những nhiệm vụ cần thực hiện, đồng thời chuẩn bị nguồn lực để hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu chiến lược.

Hạn chế của quản trị chiến lược?
Mặc dù quản trị chiến lược đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng tồn tại một số hạn chế, bao gồm:

  • Thiếu linh hoạt: Kế hoạch chiến lược được định hướng dài hạn, điều này có nghĩa là nó có thể trở nên cứng nhắc và không linh hoạt đối với các tình huống khẩn cấp.

  • Thiếu sự tương tác: Kế hoạch chiến lược thường được đưa ra từ trên xuống bởi ban lãnh đạo, thiếu sự tương tác và hợp tác với đội ngũ nhân viên, dẫn đến việc họ không có động lực để thực hiện kế hoạch đó.

  • Không thể dự đoán được tương lai: Mặc dù phân tích môi trường và dự đoán tương lai là một phần quan trọng của quản trị chiến lược, nhưng không thể đảm bảo rằng dự đoán đó là chính xác và những thay đổi trong tương lai có thể làm cho chiến lược trở nên lỗi thời.

  • Tốn kém: Quản trị chiến lược đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, nguồn lực và nhân lực để thực hiện và duy trì, đặc biệt là khi các kế hoạch phải thay đổi thường xuyên.

  • Có thể gây ra một số mâu thuẫn: Khi ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên không đồng ý với nhau về chiến lược, đó có thể gây ra mâu thuẫn và ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động.
Văn hóa doanh nghiệp, cấu trúc, tổ chức, kỹ năng của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản trị chiến lược. Quá trình này đề cập đến sự phát triển dài hạn hơn là các hoạt động thông thường, có nghĩa là nó đề cập đến khả năng đổi mới, sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới hoặc thị trường mới sẽ được phát triển trong tương lai. Có thể nói, quản trị chiến lược giúp thu hẹp khoảng cách giữa “nơi doanh nghiệp đang đứng” và “nơi doanh nghiệp muốn trở thành”.
 
Bên trên