Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Cầu răng sứ bị hở: Nguyên nhân, nhận biết và khắc phục

Bài viết
359
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
24
Cầu răng sứ bị hở không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là vô cùng cần thiết.
Cầu răng sứ bị hở – Dấu hiệu nhận biết?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cầu răng bao gồm 3 – 4 mão sứ. Hiện nay, cầu răng sứ đã được cải tiến về cấu tạo nhằm tiết kiệm chi phí và bảo tồn 2 răng bên cạnh. Ngoài cầu sứ truyền thống, kỹ thuật này còn có nhiều loại cầu sứ khác như cầu sứ cánh dán, cầu sứ với, cầu sứ composite,… So với cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ có chi phí thấp hơn và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Cầu răng sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự răng thật. Phương pháp này có thể khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và hỗ trợ trong việc phát âm. Vì không phải xâm lấn mô, xương hàm như cấy ghép Implant nên đa phần các trường hợp đều có thể làm cầu răng sứ để thay thế cho răng bị mất.
Một trong những sự cố có thể gặp phải khi thực hiện phương pháp này là cầu răng sứ bị hở. Đây là tình trạng mão sứ bị hở, tạo ra khe giữa nướu và răng sứ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay sau khi hoàn tất quá trình làm cầu răng sứ nhưng cũng có thể phát sinh sau một thời gian (khoảng 5 – 7 năm).
Hở cầu răng sứ là tình trạng cần được khắc phục sớm để phòng tránh các rủi ro và biến chứng. Vì vậy, bạn cần phải nhận biết tình trạng này sớm để có các biện pháp cải thiện kịp thời.
Các dấu hiệu nhận biết cầu răng sứ bị hở:
Quan sát bằng mắt thường nhận thấy khe hở giữa mão sứ với nướu
Khe hở trống hoặc có sự hiện diện của xương hàm
Mô nướu bị tụt dần khiến khoảng cách giữa nướu và mão sứ ngày càng tăng lên
Có cảm giác cộm, cấn và khó chịu khi ăn uống – đặc biệt là khi sử dụng thức ăn nóng, lạnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng cầu răng sứ bị hở
Tình trạng hở cầu răng sứ thường xảy ra sau khoảng 5 – 7 năm. Tuy nhiên, cầu răng sứ bị hở cũng có thể xảy ra ngay sau khi thực hiện. Những trường hợp này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan như chăm sóc không đúng cách và bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật.
Xem thêm: nha khoa smile one
Để có hướng khắc phục phù hợp, bạn nên xác định nguyên nhân cụ thể gây hở cầu răng sứ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, mão sứ có thể bị chênh cộm và hở. Tình trạng này thường xuất phát từ 3 sai sót chính là lấy dấu mẫu hàm không chính xác, lắp mão sứ không đúng cách và mài răng thật quá nhiều.
2. Chế tác cầu răng sứ sai kích thước
Cầu răng sứ phải được chế tác đúng kích thước của răng thật. Những trường hợp làm cầu răng sứ quá rộng hoặc quá chật đều khiến cầu răng bị hở, chênh cộm và đau nhức khi ăn uống. Một số trường hợp còn có thể bị rơi mão sứ trong quá trình sinh hoạt.
3. Dùng vật liệu nha khoa kém chất lượng
Sử dụng vật liệu nha khoa kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cầu răng sứ bị hở. Các vật liệu được dùng để chế tác cầu răng sứ đều phải được kiểm định về chất lượng và độ an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên để tăng lợi nhuận, không ít nha khoa sử dụng các vật liệu kém chất lượng trong kỹ thuật làm cầu răng sứ.
4. Tiêu xương hàm sau một thời gian làm cầu răng sứ
Tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm bị tiêu biến dẫn đến giảm thể tích và mật độ xương. Hiện tượng này là hệ quả tất yếu sau một thời gian mất răng vĩnh viễn. Về bản chất, cầu răng sứ chỉ phục hồi phần thân răng bên trên để hỗ trợ quá trình ăn nhai và thẩm mỹ, hoàn toàn không có chân răng ở bên dưới. Chính vì vậy sau một khoảng thời gian, xương hàm sẽ bị tiêu biến dẫn đến lộ xương hàm, tụt lợi tạo nên kẽ hở với cầu răng sứ.
5. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ hở cầu răng sứ. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ hình thành mảng bám và thức ăn thừa. Theo thời gian, lượng cao răng tích tụ tăng lên tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây ra hàng loạt các vấn đề nha khoa.
Cầu răng sứ bị hở có ảnh hưởng gì không?
Cầu răng sứ bị hở là sự cố khá phổ biến khi áp dụng phương pháp phục hình răng. Tình trạng này có thể được xử lý hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên trong trường hợp để lâu dài, cầu răng sứ bị hở có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
Nguy cơ mất răng thật: Làm cầu răng sứ phải sử dụng 2 răng thật bên cạnh để làm trụ. Do đó, tình trạng cầu răng sứ bị hở có thể gia tăng nguy cơ mất răng thật nếu không có biện pháp khắc phục sớm. Tình trạng hở cầu răng sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn bám dính vào và phát triển mạnh. Về lâu dài, răng sẽ bị lung lay, lỏng lẻo và trở nên suy yếu.
Gây hôi miệng: Cầu răng sứ bị hở cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân là do thức ăn bám vào kẽ hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng hơi thở có mùi gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Kẽ hở ở cầu răng sứ và mô nướu ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, đặc biệt là những vị trí bị dễ lộ ra khi cười như răng cửa và răng tiền hàm. Nếu không có biện pháp khắc phục, kẽ hở sẽ lớn dần theo thời gian gây ra tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp.
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Cầu răng sứ bị hở đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai bị giảm sút. Tình trạng này khiến cho cầu răng bị lỏng lẻo, lung lay và gặp khó khăn khi ăn nhai, nhất là các loại thực phẩm cứng, khô và dai.
Có thể thấy, tình trạng cầu răng sứ bị hở gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ, ngoại hình. Để hạn chế những ảnh hưởng này, bạn nên thăm khám sớm ngay khi nhận thấy cầu răng sứ có dấu hiệu bất thường.
Cách khắc phục cầu răng sứ bị hở hiệu quả
Cầu răng sứ bị hở có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo nguyên nhân cụ thể. Sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng của từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:
1. Điều chỉnh lại cầu răng sứ
Trong trường hợp cầu răng sứ bị hở do đặt mão sứ chênh, cộm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cầu răng sứ và mài bớt phần răng sứ bị thừa. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bị hở cầu răng sứ ngay sau khi thực hiện. Nếu nghi ngờ sự cố bắt nguồn từ tay nghề của bác sĩ, bạn nên lựa chọn bệnh viện/ phòng khám uy tín khác để đảm bảo răng sứ được điều chỉnh đúng vị trí, tránh tình trạng mão sứ bị sai lệch nặng gây đau nhức và khó khăn khi ăn uống.
2. Thay cầu răng sứ mới
Với những trường hợp cầu răng sứ có kích thước không phù hợp hoặc răng sứ được chế tác từ vật liệu kém chất lượng, bác sĩ sẽ chỉ định thay mới cầu răng sứ để đảm bảo an toàn. Cầu răng sứ mới sẽ được chế tác đúng kích thước, tương thích hoàn toàn với răng thật, không chênh cộm và hở. Tuy nhiên, nếu làm lại cầu răng sứ, bạn sẽ tốn thêm khá nhiều chi phí.
3. Thay thế bằng răng Implant
Như đã đề cập, làm cầu răng sứ hoàn toàn không thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương răng. Sau khoảng 5 – 10 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến dẫn đến hiện tượng hở mão sứ, tụt lợi và lộ xương hàm ra bên ngoài rất mất thẩm mỹ. Về lâu dài, tiêu xương hàm còn khiến cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi và sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng đáng kể.
Phòng ngừa tình trạng cầu răng sứ bị hở
Cầu răng sứ bị hở là hệ quả do hiện tượng tiêu xương hàm. Ngoài nguyên nhân khách quan, tình trạng này còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân chủ quan như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, kỹ thuật viên chế tác cầu răng sứ không tương thích, vệ sinh răng miệng không đúng cách,…
Hở cầu răng sứ do nguyên nhân khách quan gần như không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này do các nguyên nhân chủ quan thông qua một số biện pháp sau:
Nếu có ý định làm cầu răng sứ, bạn nên lựa chọn bệnh viện/ phòng khám đáng tin cậy để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không thực hiện ở những cơ sở nhỏ, không đảm bảo chất lượng và thận trọng với các địa chỉ quảng cáo làm cầu răng sứ với chi phí rẻ quá mức.
Chú ý các biểu hiện sau khi phục hình răng bằng cầu răng sứ. Nếu có dấu hiệu bất thường, nên đến ngay bệnh viện/ phòng khám để được khắc phục kịp thời.
Sau khi làm cầu răng sứ, bạn nên khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được theo dõi tình trạng răng miệng và can thiệp các phương pháp xử lý nếu cầu răng sứ bị chênh hở, cộm.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và thay đổi các thói quen xấu để tăng tuổi thọ cho cầu răng sứ. Trên thực tế, hiện tượng cầu răng sứ bị hở thường có liên quan đến những thói quen không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, nhai cố định 1 bên hàm, nghiến răng, dùng thức ăn cứng, khô, dai,…
Cân nhắc cấy ghép Implant khi có đủ chi phí. Hiện tại, trồng răng Implant là phương pháp duy nhất có thể phòng ngừa hiện tượng tiêu xương răng sau khi mất răng vĩnh viễn.
Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiện tượng cầu răng sứ bị hở. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đọc nên sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm để được xử lý kịp thời. Tránh trường hợp chủ quan để tình trạng kéo dài dẫn đến nhiều ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng.
 
Bên trên