Cây Hồng Môn cũng có thể mang lại may mắn cho gia chủ Cây hồng môn là hình ảnh của tình yêu, lòng hiếu khách. Loại cây này khá dễ trồng, không đòi hỏi công chăm sóc nhiều mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt; thường được đặt trang trí ở quầy lễ tân, phòng khách. Cây hồng môn có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, còn có tên gọi như môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Hồng môn có nhà phố para grus ba loại chính là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn là loại hoa được ưa chuộng nhiều nhất.
1. Đặc điểm của cây hồng môn 1.1 Đặc điểm hình thái - Là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi. - Thuộc cây thân thảo, ngắn. - Lá cây lớn, dạng bầu dục, đầu thuôn nhọn còn bán nhà phố para grus phần gốc hình tim. Lá mọc tập trung ở trên mặt đất. Cuống lá dài rủ xuống. Lá có màu xanh bóng, gân chân vịt màu xanh nhạt nổi bật lên trên. - Hoa hồng môn mọc thành cụm dạng mo trên một cuống chung dài và cong. Mo màu đỏ tươi, hình bầu dục đầu nhọn, gốc tim, nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt. - Quả mọng. 1.2 Đặc điểm sinh thái - Hồng môn chịu bóng một phần, ưa khí hậu mát, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C, độ ẩm thích hợp 70 – 80%. Nếu nhiệt độ thấp dưới 15 độ C thì cây ngưng phát triển, còn cao trên 30 độ C thì cây sẽ bị vàng lá, cháy lá và có thể chết. - Cây có nhu cầu nước trung bình, nếu khô lá cây sẽ bị nhạt màu, nếu nhiều nước quá thì cây sẽ bị nhiễm bệnh và thối. - Hoa hồng môn phát triển tốt trong đất trồng phù sa tơi xốp, trộn với trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục… 2. Cách trồng cây hồng môn 2.1 Giá thể Hoa hồng môn tương đối dễ trồng, trước nhất cần chuẩn bị tốt giá thể của cây. Giá thể trộn 2 phần trấu hun với 1 phần đất phù sa. Đất cần đảm bảo có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước tốt để không khiến cây bị úng. 2.2 Chọn cây giống Có thể dùng 2 loại cây giống để trồng: - Loại cây một thân, cắt phần chồi từ cây gốc có 1 – 2 rễ để trồng. - Loại cây đã có sẵn 2 chồi, sau đó tách ra làm đôi để thành 2 cây. 2.3 Kỹ thuật trồng - Sau khi đã chọn được cây giống, ta cho giá thể vào chậu, đặt chồi cây đã được cắt vào chậu và ấn chặt xung quanh. - Tưới nước đủ ẩm cho chậu cây và mang đặt ở nơi râm mát, có thể ở dưới 2 lớp lưới che hoặc cũng có thể là ở dưới tán cây đã phát triển. - Sau khoảng 20 ngày, mang cây ra nơi dưỡng cây để mau bén rễ. Điều này giúp đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường; giúp cây cho ra nhiều lá và hoa nhiều hơn. 3. Cách nhân giống hồng môn Để nhân giống hồng môn, có thể thực hiện phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ, hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô từ lá và hạt. Phương pháp tách chiết đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất nên được áp dụng trong thực tế là chủ yếu. Với các cây con, cần tách từ cây mẹ đã được trồng từ hơn 4 tháng và có khoảng 3 – 4 lá non. Khi tách, dùng dao sắc cắt sát phần gốc, kèm theo 1 – 2 rễ. Sau đó lấy rễ bèo tây bó lại, ươm một thời gian cho ra rễ rồi đem trồng vào chậu. Còn phần cây mẹ, vẫn tiếp tục nuôi trồng. Thời gian sau cây sẽ lại mọc thêm chồi mới, khi chồi có từ 2 – 3 lá lại tiếp tục cắt để trồng thành cây. 5. Ý nghĩa của hoa hồng môn - Cây hồng môn mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Xét về màu sắc, màu hoa đỏ đem lại sự nồng ấm, nhiệt tình, màu xanh của lá chính là màu hy vọng. - Có quan điểm cho rằng, hoa hồng môn có sự biến chuyển màu sắc từ đỏ, cam đến màu cam nhạt chính là đại diện cho vòng đời của con người từ lúc sinh ra, trưởng thành, già cỗi và mất đi. - Cũng có quan niệm cho rằng, hoa của loài cây này có hình trái tim nên dù cho có màu sắc gì thì vẫn là biểu tượng cho một tình yêu thương bền vững. Đối với bán đất nền para grus người dân Hawai thì hoa hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách. - Trong phong thủy, hoa hồng môn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Hiện nay, cây được trồng làm cây để bàn, trang trí trong nhà, phòng khách, văn phòng làm việc,…