Những dụng cụ làm việc của đầu bếp nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng món ăn phục vụ thực khách. Vậy cách bảo quản dụng cụ làm bếp như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé. Xem thêm xe dọn phòng khách sạn của công ty Hành Tinh Xanh Thế nào là cách bảo quản dụng cụ làm bếp đúng cách và an toàn? Vậy bảo quản dụng cụ làm bếp như thế nào là đúng cách và an toàn? - Bảo quản Dao Dao làm bếp là dụng cụ cơ bản nhất và luôn đòi hỏi độ sắc bén để phục vụ tốt nhất cho công việc. Để dao có thể sử dụng được lâu và bền, người đầu bếp nên lưu ý một số mẹo bảo quản sau:
- Bảo quản dụng cụ phục vụ: Dụng cụ phục vụ bao gồm: xe đẩy, các khay đựng, bưng bê thức ăn... Các dụng cụ này có thể bằng nhựa hay inox. Đối với xe đẩy ta dùng dung dịch tẩy rửa dầu mỡ như nước rửa chén để lau chùi. Còn đối với các dụng cụ nhựa ta có thể rửa sơ bằng nước ấm để cho ra dầu mỡ trước rồi mới sử dụng dung dịch tẩy rửa. Sau khi đã làm sạch xong ta nên dùng khăn để lau khô chúng. - Bảo quản Thớt Tùy từng chất liệu làm thớt sẽ có cách bảo quản tương ứng hiệu quả. Cụ thể:
- Đảm bảo sử dụng đúng chức năng của từng loại dao.
- Nên rửa dao riêng để tránh sứt, mẻ mất đi độ bến cũa dao.
- Rửa sạch dao sau khi dùng và cho vào hộp hoặc để bảo quản.
- Mài dao 1 lần/1 tuần bằng dụng cụ chuyên dụng nếu không, dao sẽ mất độ sắc, dể cong và gỉ.
- ôi một ít dầu ăn lên mặt dao rồi ngâm vào nước vo gạo hoặc xoa gừng lên dao để dao không bị gỉ, sét.
- Thớt nhựa: chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến hoặc thức ăn khô – Không tác dụng lực quá mạnh lên thớt sẽ khiến thớt bị nứt, bể hoặc để lại vết hằn sâu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh – Trường hợp thớt bị ngả màu ố, bị thâm thì cần được ngâm trong giấm + nước cốt chanh trong vòng 2 giờ rồi rửa lại bằng nước rửa bát và tráng qua nước sôi.
- Thớt gỗ: ngâm thớt trong nước muối (tỷ lệ 200g muối : 1 lít nước) trong vào 24 giờ ngay sau khi mua về; sau đó mang đi phơi khô – Sau khi sử dụng xong cần rửa thớt bằng một ít nước rửa bát kèm chanh tươi hoặc muối hột rồi lau khô và treo ở nơi khô ráo. Những việc làm này sẽ giúp thớt không bị ẩm, không bí mùi và không dễ nứt hay cong vênh, mục về sau.
- Thớt thủy tinh: chỉ nên sử dụng thớt thủy tinh để thái các loại trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuộn, sushi hay thức ăn đã chế biến như thịt luộc, giò, chả, lưu ý nên tráng qua nước sôi trước khi thái thức ăn chín – Sau khi sử dụng xong phải rửa sạch thớt và treo ở nơi khô thoáng
- Ngâm xà phòng vài phút sau đó cọ rửa (không dùng miếng cọ kim loại sẽ làm xước nồi)
- Treo lên giá những nồi không sử dụng
- Nếu xoong nồi inox bị xỉn màu do dùng lâu ngày, đổ vào nồi dấm chua cùng một ít nước và bắt lên bếp đun sôi trong vài phút, sau đó rửa lại bằng nước rửa bát là được
- Nên rửa sạch với nước rửa chén, rồi quét một lớp cà phê lên mặt chảo, đem hâm nóng và rửa sạch lại. Cách này làm chảo được sạch, sáng, khử mùi của lớp sơn chống dính đồng thời giúp chảo dễ rửa hơn về sau
- Sử dụng chảo ở chế độ lửa vừa, không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chưa có dầu hoặc các chất lỏng khác vì việc làm này có thể khiến lớp sơn chống dính dễ bong tróc và phân hủy, tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại cho món ăn
- Chỉ được dùng thìa, muỗng nhựa/ gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo.
- Chỉ rửa chảo khi chảo đã nguội hoàn toàn.
- Không được dùng những loại hóa chất có nồng độ tẩy rửa cao.
- Đồ dùng thủy tinh khi mới mua về nên được nấu trong nồi nước sôi với một chút muối khoảng vài phút – đợi nước nguội thì vớt ra rồi rửa qua bằng nước lạnh. Việc làm này sẽ giúp chúng chịu nhiệt được tốt hơn, hạn chế hiện tượng rạn nứt và luôn trông sáng hơn.
Relate Threads
Interested Threads