thanhhangnguyen
Active Member
- Bài viết
- 1,225
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 36
- Tuổi
- 36
Năm 1881, bác sĩ William Halsted vội vã rút máu của chính mình và truyền sang cho người chị đang bị băng huyết sau khi sinh con. Sau vài phút hồi hộp, cô bắt đầu hồi phục nhưng Halsted không biết họ đã may mắn đến chừng nào. Lần truyền máu này thành công chỉ vì duy nhất một lý do là vì họ có cùng nhóm máu, điều mà không phải lúc nào cũng xảy ra kể cả khi họ cùng huyết thống. Vào thời của Halsted, nhân loại chưa khám phá ra các nhóm máu, dù họ đã thực nghiệm việc truyền máu trong nhiều thế kỉ và hầu hết đều thất bại.
Năm 1667, bác sĩ Jean Baptiste Denis - người Pháp, trở thành người đầu tiên thử nghiệm truyền máu trên con người. Denis truyền máu của cừu cho Antoine Mauroy - một người đàn ông bị rối loạn tâm thần, với hy vọng rằng cách này sẽ làm giảm đi triệu chứng. Sau đó, tinh thần của Mauroy trở nên khá tốt. Nhưng đến lần truyền máu thứ hai, bệnh nhân lên cơn sốt, đau lưng dưới, nóng ran cánh tay và đi tiểu ra chất lỏng sánh, đen. Mặc dù thời bấy giờ chưa ai biết nhưng đó là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch nguy hiểm bên trong cơ thể.
Phản ứng miễn dịch này bắt đầu với việc sản xuất các protein, gọi là kháng thể, có khả năng phân biệt tế bào của cơ thể với các tế bào ngoại lai và ra hiệu cho các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào xâm nhập. Các tế bào này bị tống khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, việc tế bào bị tiêu hủy tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, khiến thận quá tải và gây suy nội tạng. May thay, bệnh nhân của Denis vẫn sống sót. Nhưng sau những lần truyền máu giữa các loài khác nhau gây tử vong, phương pháp này bị coi là phạm pháp ở châu Âu.
Cho đến năm 1901, bác sĩ Karl Landsteiner - người Áo, đã khám phá ra các nhóm máu, bước quan trọng nhất trong sự thành công của việc truyền máu từ người sang người. Ông nhận ra các nhóm máu khác nhau khi trộn lẫn sẽ hình thành cục máu đông. Nhưng nếu người hiến máu có cùng nhóm máu với người nhận, các tế bào máu sẽ không bị phá hủy và đông lại.
Đến năm 1907, các bác sĩ sẽ trộn một lượng nhỏ máu trước khi truyền máu. Nếu máu không đông, tức là nhóm máu tương thích nhau. Điều này giúp họ cứu sống hàng nghìn người, tạo nền tảng cho kỹ thuật truyền máu hiện đại. Thời điểm này, việc truyền máu được thực hiện trực tiếp giữa người hiến và người nhận vì máu bắt đầu vón cục rất nhanh khi tiếp xúc với không khí.
Năm 1914, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa chất natri citrat giúp loại bỏ canxi cần cho sự hình thành máu đông. Máu sau khi được citrate hóa có thể lưu trữ để sử dụng khi cần, từ đây mở ra ý tưởng giúp nhân rộng phương pháp truyền máu.
Năm 1916, hai nhà khoa học Mỹ đã tìm ra thuốc chống đông máu hiệu quả hơn có tên heparin, hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các enzym gây đông máu. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng heparin. Cùng lúc đó, các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ đã phát triển các phương tiện giúp vận chuyển máu đến chiến trường trong Thế chiến I. Kết hợp với heparin, hàng lít máu được vận chuyển tới chiến trường để truyền cho binh lính bị thương.
Sau chiến tranh, phương pháp chống đông máu nhân rộng hơn và trở thành cơ sở để thành lập các ngân hàng máu hiện đại, là nguồn cung ổn định của các bệnh viện trên thế giới giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm.
sửa máy tính tại nhà quận tân phú
Năm 1667, bác sĩ Jean Baptiste Denis - người Pháp, trở thành người đầu tiên thử nghiệm truyền máu trên con người. Denis truyền máu của cừu cho Antoine Mauroy - một người đàn ông bị rối loạn tâm thần, với hy vọng rằng cách này sẽ làm giảm đi triệu chứng. Sau đó, tinh thần của Mauroy trở nên khá tốt. Nhưng đến lần truyền máu thứ hai, bệnh nhân lên cơn sốt, đau lưng dưới, nóng ran cánh tay và đi tiểu ra chất lỏng sánh, đen. Mặc dù thời bấy giờ chưa ai biết nhưng đó là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch nguy hiểm bên trong cơ thể.
Phản ứng miễn dịch này bắt đầu với việc sản xuất các protein, gọi là kháng thể, có khả năng phân biệt tế bào của cơ thể với các tế bào ngoại lai và ra hiệu cho các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào xâm nhập. Các tế bào này bị tống khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, việc tế bào bị tiêu hủy tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, khiến thận quá tải và gây suy nội tạng. May thay, bệnh nhân của Denis vẫn sống sót. Nhưng sau những lần truyền máu giữa các loài khác nhau gây tử vong, phương pháp này bị coi là phạm pháp ở châu Âu.
Cho đến năm 1901, bác sĩ Karl Landsteiner - người Áo, đã khám phá ra các nhóm máu, bước quan trọng nhất trong sự thành công của việc truyền máu từ người sang người. Ông nhận ra các nhóm máu khác nhau khi trộn lẫn sẽ hình thành cục máu đông. Nhưng nếu người hiến máu có cùng nhóm máu với người nhận, các tế bào máu sẽ không bị phá hủy và đông lại.
Đến năm 1907, các bác sĩ sẽ trộn một lượng nhỏ máu trước khi truyền máu. Nếu máu không đông, tức là nhóm máu tương thích nhau. Điều này giúp họ cứu sống hàng nghìn người, tạo nền tảng cho kỹ thuật truyền máu hiện đại. Thời điểm này, việc truyền máu được thực hiện trực tiếp giữa người hiến và người nhận vì máu bắt đầu vón cục rất nhanh khi tiếp xúc với không khí.
Năm 1914, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa chất natri citrat giúp loại bỏ canxi cần cho sự hình thành máu đông. Máu sau khi được citrate hóa có thể lưu trữ để sử dụng khi cần, từ đây mở ra ý tưởng giúp nhân rộng phương pháp truyền máu.
Năm 1916, hai nhà khoa học Mỹ đã tìm ra thuốc chống đông máu hiệu quả hơn có tên heparin, hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các enzym gây đông máu. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng heparin. Cùng lúc đó, các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ đã phát triển các phương tiện giúp vận chuyển máu đến chiến trường trong Thế chiến I. Kết hợp với heparin, hàng lít máu được vận chuyển tới chiến trường để truyền cho binh lính bị thương.
Sau chiến tranh, phương pháp chống đông máu nhân rộng hơn và trở thành cơ sở để thành lập các ngân hàng máu hiện đại, là nguồn cung ổn định của các bệnh viện trên thế giới giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm.
sửa máy tính tại nhà quận tân phú
Relate Threads
Interested Threads