toilaaithe
Member
- Bài viết
- 562
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 33
Cùng học cách trồng cây thủy sinh trong nhà Quá trình chăm sóc và cách trồng cây thủy sinh để bàn cũng như cây thủy sinh trong bể cá không hề khó nên ai cũng có thể tự trồng được. Trồng cây thủy sinh không chỉ giúp cho không gian sống của bạn trở nên tươi mới và sang trọng hơn mà còn giúp mang lại tài lộc, giá bán hạt điều rang muối may mắn theo phong thủy. Đây là xu hướng ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Nhưng chắc hẳn nhiều bạn còn e ngại vì không có thời gian chăm sóc cây cảnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây thủy sinh đơn giản và hiệu quả nhất cho cây. Với cách chăm sóc này thì ngay cả những nàng não cá vàng cũng không cần phải lo ngại nhé! 1. Công dụng của cây thủy sinh 1.1 Cây thủy sinh để bàn Ngoài công dụng trang trí, làm đẹp cho không gian sống, nhiều loại cây thủy sinh để bàn như hồng môn, lan ý, trúc phú quý, dây nhện, trúc phát lộc, cau tiểu trâm,... giá hạt điều rang muối còn mang đến màu xanh tươi mát, giúp tinh thần con người phấn chấn, lạc quan thư thái hơn. Không chỉ vậy, một số loại cây còn có khả năng lọc không khí, giúp mang đến bầu không khí trong lành và mang lại may mắn cho người sở hữu. Hơn nữa, quá trình chăm sóc và cách trồng cây thủy sinh để bàn không hề khó nên ai cũng có thể tự trồng được. 1.2 Cây thủy sinh trong bể cá Các loại cây thủy sinh trong bể cá có vô vàn công dụng hữu ích không chỉ đối với không gian sống của con người mà còn đối với các loại sinh vật trong bể. Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá hay cây thủy sinh để bàn đều không quá phức tạp. - Giúp bể cá thêm đẹp và sống động hơn rất nhiều, làm đẹp cho không gian sống. - Đóng vai trò như "máy lọc nước": Thực vật thủy sinh có thể hấp thụ và loại bỏ các chất thải, vật liệu phân hủy và kim loại nặng, giúp bổ sung khoảng trống bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển. - Cung cấp oxi cho bể cá: Các cây thủy sinh vừa cung cấp đủ lượng oxy, vừa hấp thu lượng carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra. - Loại bỏ rêu tảo, là nơi trú ngụ, sinh sản của cá. 2. Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá 2.1 Đối với loại cây có thân và cây thân đốt Cây thủy sinh có thân thường được trồng hậu cảnh. Cây giống thường có độ dài, ngắn khác nhau khi mua về hoặc cắt trong bể nên bạn có thể trồng cây ngắn ở trước, cây dài ra sau để tạo kiểu tầng tầng lớp lớp cho đẹp. Khi trồng, cắt bỏ lá ở phần gốc và dùng nhíp gắp cành rồi cắm xuống nền bể. Lưu ý là nếu cây giống quá dài thì bạn có thể dùng kéo cắt cành thành nhiều khúc khác nhau. 2.2 Đối với loại cây thân bò Cách trồng cây thủy sinh dạng này cũng khá nhanh gọn như cách trồng cây có thân. Đối với cây thủy sinh thân bò, không nên trồng theo cả bụi mà nên tách ra từng cành, có thể cắt thành khúc ngắn, bỏ lá ở phần gốc cây và cũng dùng nhíp gắp cành cắm nhẹ nhàng xuống nền bể. Nên trồng cây thân bò với khoảng cách đều nhau từ 1-3cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển và phủ kín nền nhé. 2.3 Đối với loại cây hình hoa thị có rễ hình ống hoặc có củ Cây thủy sinh dạng này không hề phức tạp, bạn chỉ cần trồng thẳng cây xuống nền bể mà không cần kĩ thuật phức tạp nào, không cần dùng nhíp mà chỉ cần dùng tay không. 3. Cách trồng cây thủy sinh để bàn 3.1 Chuẩn bị trồng - Cây thủy sinh giống, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán cây cảnh loại cây mà mình thích. - Bình thủy tinh hoặc chai nhựa trong suốt, đồ trang trí như sỏi, hoa giả,... - Dung dịch dinh dưỡng, nước suối đóng chai hoặc nước giếng vì những loại nước này giữ được những khoáng chất tốt cho cây. 3.2 Cách trồng chi tiết - Trước tiên, vặt bỏ lá già và tỉa bớt rễ ở cây thủy sinh cho gọn và tránh vướng víu. - Hòa một chút dung dịch dinh dưỡng vào nước suối vào bình rồi cho cây nhẹ nhàng vào bình, cố định cây, tránh để cây nghiêng, đổ. 3.3 Chăm sóc chậu cây thủy sinh để bàn Cách trồng cây thủy sinh để bàn không hề khó, quan trọng là bạn biết cách chăm sóc cây. Mỗi ngày nên di chuyển chậu cây ra chỗ có nắng để khoảng 2-3 tiếng để cây được cung cấp đủ lượng ánh sáng mặt trời và phát triển tốt. Chú ý thay nước và cung cấp nước cho cây thường xuyên để tránh bệnh, nấm cho rễ cây. Khi cây phát triển nhanh và mọc bộ rễ quá lớn, bạn có thể dùng kéo để tỉa bớt những rễ yếu, còi cọc cho bộ rễ khỏe mạnh hơn. Mỗi lần thay nước xong nên cho 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây. 4. Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thủy sinh 4.1 Cây thủy sinh để bàn - Mỗi lần thay nước cho chậu hay bình cây nên lắc và đổ hết nước cũ, thay hoàn toàn bằng nước mới. - Không nên hoặc ít nhấc rễ ra khỏi chậu, vì mỗi lần nhấc rễ ra khỏi chậu, bộ rễ rất dễ bị va chạm và bảng giá hạt điều rang muối xây xước khiến vi khuẩn xâm nhập hại cây. Nếu thấy một số rễ thối thì nhấc rễ ra khỏi chậu và cắt tỉa rễ thối, tránh hiện tượng rễ thối lây lan. 4.2 Cây thủy sinh trong bể cá - Nên đặt hồ thủy sinh ở nơi thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên hoặc đèn nuôi cây. Hạn chế nơi có ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối. - Khoảng 1-2 tuần nên thay nước bể cá một lần và chỉ thay khoảng 30 – 50% nước, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước. - Thực vật thủy sinh thường yếu do bộ rễ bị tổn thương. Để giúp cây khỏe và hết bệnh tật, có thể rửa bằng nước vôi mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rửa, cho cây vào môi trường nước dinh dưỡng theo định lượng. Chúc các bạn thành công với cách trồng cây thủy sinh để bàn và trong bể cá trên để không gian sống thêm đẹp và sinh động!
Relate Threads
Interested Threads