HoangAnh68
Member
- Bài viết
- 191
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 29
Trong lĩnh vực tài chính một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên đó chính là “đòn bẩy”. Vậy đòn bẩy tài chính là gì và tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Vì sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận. Đây được xem như là “Lá chắn thuế”.
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách có hiệu quả.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Vì sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận. Đây được xem như là “Lá chắn thuế”.
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách có hiệu quả.
Relate Threads
Interested Threads