Trà Phổ Nhĩ là gì?
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hoá ngay trong quá trình sản xuất.
Trà Phổ Nhĩ truyền thống sau khi lên men thì được hấp và ép thành bánh để chuẩn bị cho quá trình ôxi hóa tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đường dài bị các yếu tố tự nhiên như gió, mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm liên tục thay đổi đã khiến lá trà có phản ứng sinh học cho ra những điểm đặc trưng chỉ Trà Phổ Nhĩ mới có.
Trà Phổ Nhĩ được lên men sau khi chế biến, có màu nâu đen và được ép thành bánh - Ảnh: Sưu tầm
Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín. Cách pha trà phổ nhĩ sống cũng khác đôi chút với phổ nhĩ chín, tạo ra hương vị thơm ngon khác biệt.
Nổi tiếng nhất trong dòng trà này là Trà phổ nhĩ Vân Nam xuất xứ từ trà đạo Trung Quốc.
Quá trình vận chuyển đường dài khiến trà bị các yếu tố tự nhiên tác động sinh ra phản ứng hóa học cho ra hương vị tuyệt vời - Ảnh: Sưu tầm
Quy trình chung để làm ra Trà Phổ Nhĩ
Yếu tố khác biệt chính giữa hai loại là quá trình đóng bánh và lên men. Còn lại, các công đoạn khác vẫn giống nhau. Plantrip Cha sẽ lược tổng quan cho bạn dễ hình dung nhé:
Trà Phổ Nhĩ Sống
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Mao cha Đóng bánh → Lên men dần theo thời gian
Trà Phổ Nhĩ Chín
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Thúc đẩy lên men trong một lần → Đóng bánh
Hái trà: Lá trà được thu hoạch tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng, loại trà được sản xuất
Làm héo: Lá trà được trải ra miếng vải phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc trên các khay trong nhà máy bằng hơi gió trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, được kiểm soát nhiệt độ, nhằm giảm độ ẩm trong lá trà, giúp trà dẻo hơn trong quá trình vò.
Sấy diệt men: trà được sấy trong máy hoặc thủ công bằng tay trên chảo để diệt men ngăn chặn quá trình oxy hóa xảy ra
Vò: Lá trà được vò bằng tay hoặc bằng máy cán để phá vỡ các thành tế bào của lá trà, tạo hương thơm cho trà.
Sấy khô ngăn ẩm: được tiến hành trong lò sấy công nghiệp để loại bỏ 90% độ ẩm lá trà, và làm tăng hương vị của trà.
Xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất: trà vàng, trà sen, trà đinh, hồng trà, trà gạo rang, matcha Nhật, văn hóa trà, kombucha, công thức pha trà sữa,...
Hướng dẫn cách phân biệt trà phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín là quá trình lên men
Trà Phổ Nhĩ sống
Nhiều người dựa vào các yếu tố bên ngoài để phân biệt nhưng thực tế lại không hiểu nguyên nhân chính. Yếu tố quyết định sự khác biệt của hai loại này là quá trình lên men.
Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. Nên với các bánh Phổ Nhĩ sống, chúng ta thường nghe những cụm từ như: bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm, 30 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu, vị càng ngon, hương càng thơm, màu càng đẹp. Vì men Trà sẽ trở nên mặn mà hơn theo thời gian. Điều này cũng giống như rượu vang, nho được ủ càng lâu thì sẽ càng ngon. Còn với trà Phổ Nhĩ sống, bánh trà được ủ càng lâu thì độ ngon cũng sẽ tăng dần đều theo thời gian. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên.
Cách đóng bánh: Lá được hấp và nén thành bánh bằng máy ép đá truyền thống hoặc máy ép cơ giới. Sau đó được gói lại và bảo quản nơi có độ ẩm cao (20-30°C) để lên men từ từ.
Trà Phổ Nhĩ chín
Còn với Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.
Cách đóng bánh: Lá trà (hoặc bánh Trà) được đặt thành đống hoặc trải trên sàn nhà máy trong môi trường ẩm và nóng, sau đó dựng cọc và phủ khăn ẩm lên trên để thúc đẩy các khuẩn và nấm men phát triển. Thời gian thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự tùy ý của chủ lên men, thường diễn ra trong 45-65 ngày.
Nhiều người nhầm lẫn rằng: Phổ Nhĩ là loại trà bánh, tuy nhiên không phải vậy, Phổ Nhĩ có bản chất là Trà lá rời, sau đó vì để di chuyển thuận tiện (thời xa xưa ở Trung Quốc và Mông Cổ) nên được đóng thành các khối khác nhau: ví dụ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc cho vào vỏ quả quýt...với những trọng lượng khác nhau tuỳ theo nhu cầu.
Trà Phổ Nhĩ ở dạng bánh tròn (Ảnh: Sưu tầm)
Hướng dẫn cách pha trà phổ nhĩ sống, phổ nhĩ chín đúng cách
Trà cụ chuẩn bị
Nhiều người phân vân không biết nên chọn Phổ Nhĩ nào là phù hợp. Plantrip Cha sẽ hướng dẫn bạn nhé.
Tại sao Phổ Nhĩ thường có cân nặng 357 gram?
Bên cạnh hệ thống đo lường theo chuẩn quốc tế thì nhiều nhà Trung Quốc làm Phổ Nhĩ vẫn giữ đơn vị Thị Dụng chế cũ là Liang hoặc Jiin.
Một bánh được đóng với khối lượng 357 gram tương đương với 7 Liang. Số 7 trong tiếng Trung đọc gần giống với chữ “khởi", tượng trưng cho khởi đầu may mắn và chữ “khí” tượng trưng cho không khí, sự sống.
Thêm vào đó, người Trung Quốc thường hay đóng 7 bánh trà thành 1 kiện và buộc chặt bằng lạt tre. Theo đó, 7 bánh được coi là 1 đồng. Khi bán cho khách, người chủ sẽ bán luôn một “đồng" chứ không bán lẻ.
Khi mua 1 “đồng" gồm 7 bánh như vậy, thì 357*7=2499, tương đương với 2,5 kg. Nếu như theo chuẩn quốc tế: 1kg = 1000 gram, thì với Thị Dụng chế: 1kg chỉ bằng 500 gram. Nên 2,5 kg theo Thị Dụng bằng 5 kg trên chuẩn Quốc Tế.
Đó là những lý do vì sao Phổ Nhĩ có khối lượng 357 gram. Ngày nay, Phổ Nhĩ được đóng đa dạng hơn với các khối lượng như 100, 200 hoặc 500 gram. Vì sau này, người ta không còn quan trọng vào những con số Phong Thuỷ như vậy nữa. Ở các nước phương Tây dần trở thành thị trường lớn của Trà Phổ Nhĩ cũng đã đóng trà thành số chẵn để dễ giao dịch hơn.
Phổ Nhĩ thường được đóng thành 7 bánh và có khối lượng 357 gram/1 bánh (Ảnh: Sưu tầm)
Cách bảo quản Trà Phổ Nhĩ bạn cần biết
Một trong những yếu tố làm người ta mê mẩn Trà Phổ Nhĩ đặc biệt với Phổ Nhĩ Sống là tận hưởng sự thay đổi hương vị theo thời gian. Nên thật tiếc, nếu chưa kịp cảm nhận quá trình đó mà Trà đã bị hư phải không nào?
Trà phổ nhĩ cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt, nên sử dụng kệ đựng trà phổ nhĩ khi trưng bày.
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hoá ngay trong quá trình sản xuất.
Trà Phổ Nhĩ truyền thống sau khi lên men thì được hấp và ép thành bánh để chuẩn bị cho quá trình ôxi hóa tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đường dài bị các yếu tố tự nhiên như gió, mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm liên tục thay đổi đã khiến lá trà có phản ứng sinh học cho ra những điểm đặc trưng chỉ Trà Phổ Nhĩ mới có.
Trà Phổ Nhĩ được lên men sau khi chế biến, có màu nâu đen và được ép thành bánh - Ảnh: Sưu tầm
Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín. Cách pha trà phổ nhĩ sống cũng khác đôi chút với phổ nhĩ chín, tạo ra hương vị thơm ngon khác biệt.
Nổi tiếng nhất trong dòng trà này là Trà phổ nhĩ Vân Nam xuất xứ từ trà đạo Trung Quốc.
Quá trình vận chuyển đường dài khiến trà bị các yếu tố tự nhiên tác động sinh ra phản ứng hóa học cho ra hương vị tuyệt vời - Ảnh: Sưu tầm
Quy trình chung để làm ra Trà Phổ Nhĩ
Yếu tố khác biệt chính giữa hai loại là quá trình đóng bánh và lên men. Còn lại, các công đoạn khác vẫn giống nhau. Plantrip Cha sẽ lược tổng quan cho bạn dễ hình dung nhé:
Trà Phổ Nhĩ Sống
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Mao cha Đóng bánh → Lên men dần theo thời gian
Trà Phổ Nhĩ Chín
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Thúc đẩy lên men trong một lần → Đóng bánh
Hái trà: Lá trà được thu hoạch tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng, loại trà được sản xuất
Làm héo: Lá trà được trải ra miếng vải phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc trên các khay trong nhà máy bằng hơi gió trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, được kiểm soát nhiệt độ, nhằm giảm độ ẩm trong lá trà, giúp trà dẻo hơn trong quá trình vò.
Sấy diệt men: trà được sấy trong máy hoặc thủ công bằng tay trên chảo để diệt men ngăn chặn quá trình oxy hóa xảy ra
Vò: Lá trà được vò bằng tay hoặc bằng máy cán để phá vỡ các thành tế bào của lá trà, tạo hương thơm cho trà.
Sấy khô ngăn ẩm: được tiến hành trong lò sấy công nghiệp để loại bỏ 90% độ ẩm lá trà, và làm tăng hương vị của trà.
Xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất: trà vàng, trà sen, trà đinh, hồng trà, trà gạo rang, matcha Nhật, văn hóa trà, kombucha, công thức pha trà sữa,...
Hướng dẫn cách phân biệt trà phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín là quá trình lên men
Trà Phổ Nhĩ sống
Nhiều người dựa vào các yếu tố bên ngoài để phân biệt nhưng thực tế lại không hiểu nguyên nhân chính. Yếu tố quyết định sự khác biệt của hai loại này là quá trình lên men.
Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. Nên với các bánh Phổ Nhĩ sống, chúng ta thường nghe những cụm từ như: bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm, 30 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu, vị càng ngon, hương càng thơm, màu càng đẹp. Vì men Trà sẽ trở nên mặn mà hơn theo thời gian. Điều này cũng giống như rượu vang, nho được ủ càng lâu thì sẽ càng ngon. Còn với trà Phổ Nhĩ sống, bánh trà được ủ càng lâu thì độ ngon cũng sẽ tăng dần đều theo thời gian. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên.
Cách đóng bánh: Lá được hấp và nén thành bánh bằng máy ép đá truyền thống hoặc máy ép cơ giới. Sau đó được gói lại và bảo quản nơi có độ ẩm cao (20-30°C) để lên men từ từ.
Trà Phổ Nhĩ chín
Còn với Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.
Cách đóng bánh: Lá trà (hoặc bánh Trà) được đặt thành đống hoặc trải trên sàn nhà máy trong môi trường ẩm và nóng, sau đó dựng cọc và phủ khăn ẩm lên trên để thúc đẩy các khuẩn và nấm men phát triển. Thời gian thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự tùy ý của chủ lên men, thường diễn ra trong 45-65 ngày.
Nhiều người nhầm lẫn rằng: Phổ Nhĩ là loại trà bánh, tuy nhiên không phải vậy, Phổ Nhĩ có bản chất là Trà lá rời, sau đó vì để di chuyển thuận tiện (thời xa xưa ở Trung Quốc và Mông Cổ) nên được đóng thành các khối khác nhau: ví dụ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc cho vào vỏ quả quýt...với những trọng lượng khác nhau tuỳ theo nhu cầu.
Trà Phổ Nhĩ ở dạng bánh tròn (Ảnh: Sưu tầm)
Hướng dẫn cách pha trà phổ nhĩ sống, phổ nhĩ chín đúng cách
Trà cụ chuẩn bị
- Đũa trúc hoặc gỗ cứng hoặc dụng cụ tách từng lớp trà phổ nhĩ chuyên dụng
- Ấm pha trà phổ nhĩ nên chọn loại thân ấm to, tránh nhiệt độ bị hạ xuống nhanh
- Nước sôi ở nhiệt độ 80-90 độ C
- Bước 1: Dùng trà cụ tách trà từ bánh trà phổ nhĩ ra, làm thật nhẹ nhàng, tránh vị vụn
- Bước 2: Cho khoảng 5-7gram trà phổ nhĩ vào ấm trà, rót một chút nước sôi vào ấm và tráng trà.
- Bước 3: Sau khi tráng trà, rót 250ml nước sôi nhiệt độ 80-95 độ C vào ấm, ủ trong 1 phút rồi rót ra tống trà và ly trà để thưởng thức.
- Bước 4: Lặp lại bước 3 để tiếp tục thưởng thức vị trà phổ nhĩ. Đối với trà phổ nhĩ lâu năm quý hiếm, bạn có thể lặp lại 8-10 lần nước vẫn giữ nguyên hương vị phổ nhĩ ngon, đậm đà.
- Tráng trà, tráng ấm là bước đầu tiên bạn cần làm dù pha bất kỳ loại trà lá nào để "đánh thức" trà ngủ dậy, làm dậy hương trà tự nhiên
- Mỗi lần rót trà, chỉ đổ một nửa hoặc 60% nước trà, nên để lại một chút nước trà trong ấm lại để ngâm lá trà, như vậy mùi vị hương thơm của trà mới tỏa ra hết được.
- Đợi khi nước trà trở nên trong, vị nhạt, thì cho nước sôi vào, tầm nửa tiếng sau uống, đây là nước trà cuối cùng - có vị tinh hoa trà được bật mí trong cách pha trà phổ nhĩ sống, phổ nhĩ chín của Plantrip Cha
- Trà phổ nhĩ càng để lên men lâu năm càng ngon, càng quý có thể pha được nhiều nước hơn, cho ra nhiều hương vị thơm ngon đặc biệt của mỗi bánh trà.
- Trà phổ nhĩ sống càng để lâu năm, có vị càng cay, đắng, điểm đặc biệt của dòng trà này.
Nhiều người phân vân không biết nên chọn Phổ Nhĩ nào là phù hợp. Plantrip Cha sẽ hướng dẫn bạn nhé.
- Có thể nói, Phổ Nhĩ sống sinh ra là dành cho những người có tính tò mò về sự thay đổi hương vị theo thời gian của nó. Nên nếu bạn là người nhạy về mùi và hương thì khám phá điều này rất dễ. Đồng thời, cũng chính yếu tố thời gian đã đòi hỏi người uống phải kiên trì. Có thể nói mua Phổi Nhĩ Sống là chơi một “canh bạc" thật sự. Vì việc ngon hay không ngon luôn là ẩn số đến phút cuối cùng.
- Ngược lại, Phổ Nhĩ Chín dành cho người uống muốn có độ chắc chắn về hương vị. Bởi ngay lúc mua Trà, bạn có thể cảm nhận được hương vị và chọn lựa. Tuy nhiên, độ đậm đà, tươi thơm sẽ không sánh bằng Phổ Nhĩ Sống. Vì Phổ Nhĩ Sống là sự kết tinh của đất trời và bản thân bánh Phổ Nhĩ theo năm tháng. Phổ Nhĩ chín sẽ thích hợp ăn trong các buổi DimSum của người Hoa.
Tại sao Phổ Nhĩ thường có cân nặng 357 gram?
Bên cạnh hệ thống đo lường theo chuẩn quốc tế thì nhiều nhà Trung Quốc làm Phổ Nhĩ vẫn giữ đơn vị Thị Dụng chế cũ là Liang hoặc Jiin.
Một bánh được đóng với khối lượng 357 gram tương đương với 7 Liang. Số 7 trong tiếng Trung đọc gần giống với chữ “khởi", tượng trưng cho khởi đầu may mắn và chữ “khí” tượng trưng cho không khí, sự sống.
Thêm vào đó, người Trung Quốc thường hay đóng 7 bánh trà thành 1 kiện và buộc chặt bằng lạt tre. Theo đó, 7 bánh được coi là 1 đồng. Khi bán cho khách, người chủ sẽ bán luôn một “đồng" chứ không bán lẻ.
Khi mua 1 “đồng" gồm 7 bánh như vậy, thì 357*7=2499, tương đương với 2,5 kg. Nếu như theo chuẩn quốc tế: 1kg = 1000 gram, thì với Thị Dụng chế: 1kg chỉ bằng 500 gram. Nên 2,5 kg theo Thị Dụng bằng 5 kg trên chuẩn Quốc Tế.
Đó là những lý do vì sao Phổ Nhĩ có khối lượng 357 gram. Ngày nay, Phổ Nhĩ được đóng đa dạng hơn với các khối lượng như 100, 200 hoặc 500 gram. Vì sau này, người ta không còn quan trọng vào những con số Phong Thuỷ như vậy nữa. Ở các nước phương Tây dần trở thành thị trường lớn của Trà Phổ Nhĩ cũng đã đóng trà thành số chẵn để dễ giao dịch hơn.
Phổ Nhĩ thường được đóng thành 7 bánh và có khối lượng 357 gram/1 bánh (Ảnh: Sưu tầm)
Cách bảo quản Trà Phổ Nhĩ bạn cần biết
Một trong những yếu tố làm người ta mê mẩn Trà Phổ Nhĩ đặc biệt với Phổ Nhĩ Sống là tận hưởng sự thay đổi hương vị theo thời gian. Nên thật tiếc, nếu chưa kịp cảm nhận quá trình đó mà Trà đã bị hư phải không nào?
Trà phổ nhĩ cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt, nên sử dụng kệ đựng trà phổ nhĩ khi trưng bày.
- Nếu dùng liền: bạn nên tháo rời trà thành từng miếng nhỏ, để trong một túi giấy, để nơi khô thoáng
- Nếu để một thời gian rồi uống: giữ nguyên vẹn bánh trà nơi khô thoáng, khi uống dùng dụng cụ tách bánh trà thành từng miếng nhỏ để thưởng thức.
- Cách bảo quản trà phổ nhĩ sống: bạn không nên hút chân không, vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men tự nhiên của phổ nhĩ sống.
Cách bảo quản trà phổ nhĩ chín: bạn có thể đựng trong hộp kín hoặc hút chân không. - Cách bảo quản trà phổ nhĩ hoa: loại trà này rất dễ bị mọt trà (con mọt tự sinh ra trong cánh hoa) nếu ở môi trường ẩm. Bạn có thể hút chân không bánh trà phổ nhĩ hoa để bảo quản tốt hơn nhé.
Relate Threads
Interested Threads
Túi Vải Đay
bởi Túi vải Mooly,