Có gì mới?
Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh FSMA là gì? - Khái quát về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm

golvnn

Member
Tham gia
9 Tháng bảy 2023
Bài viết
39
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Tuổi
23
FSMA là gì? - Khái quát về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm

FSMA đã có những ảnh hưởng và tác động toàn diện đến từng loại hàng hóa, sản phẩm, thực phẩm ở Hoa Kỳ cũng như các nhà phân phối, cơ sở có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sang Hoa Kỳ. Do đó, trong bài viết này, GOL sẽ chia sẻ những điểm chính và các thông tin mới nhất về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm FSMA nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về Luật này.

1. Khái niệm FSMA là gì?
FSMA là cụm từ viết tắt của The Food Safety Modernization Act (dịch nghĩa là: Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm). Đây được xem là tên của một cuộc cải cách sâu rộng trong vấn đề ban hành luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.

2. Vì sao FSMA được ban hành?
Theo CNN trích dẫn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có 420.000 người tử vong do ăn các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn; tính riêng tại Mỹ, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của quốc gia này ghi nhận mỗi năm có khoảng hơn ba nghìn (3000) trường hợp tử vong do thực phẩm bẩn và không đảm bảo chất lượng gây nên. Đặc biệt vào mùa hè năm 2018, Trung tâm này đã ghi nhận khoảng mười ba (13) đợt dịch do thực phẩm gây ra tại Mỹ.

Từ các số liệu trên của CDC, các cấp quản lý và cơ quan chức năng tại Hoa Kỳ cho rằng rằng việc nếu chúng ta ngăn chặn bệnh tật ngay từ đầu thì sẽ hiệu quả hơn việc ứng phó với bệnh tật sau khi thực phẩm gây ra.

3. Đối tượng và nội dung của quy tắc FSMA là gì?
3.1. Đối tượng
Bộ luật Food Modernization Safety Act là bộ luật mới nhất của FDA áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm do FDA quản lý, trừ những trường hợp khác do FDA đã quy định cụ thể (sản xuất, bảo quản và sử dụng với tư cách cá nhân...) thì không cần áp dụng các quy tắc FSMA. Điều này đồng nghĩa với việc các các cơ sở thực hiện xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ hoặc cơ sở sản xuất, phân phối, lưu trữ hàng hóa, thực phẩm tại chính quốc gia này mà đã đăng ký FDA trước đó thì cần phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm - FSMA.

3.2. Nội dung
Sau đây là chi tiết bảy (07) quy tắc chính khi thực hiện FSMA đã được hoàn thiện bởi FDA:

  • Một là, các cơ sở thực phẩm đã đăng ký với FDA cần phải kiểm soát Phòng ngừa đối với các loại thực phẩm dành cho Người bằng cách cụ thể hóa kế hoạch bằng văn bản để xác định rõ rừng mối nguy hại cũng như vạch ra các biện pháp, phương án kiểm soát phòng ngừa thích hợp;

  • Hai là, các cơ sở thực phẩm đã đăng ký FDA hay đã thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận FDA cũng cần phải kiểm soát Phòng ngừa đối với các loại thực phẩm dành cho Động vật bằng các văn bản kế hoạch, đưa ra được phương án dự phòng trong việc kiểm soát phòng ngừa đối với các mối nguy hại trong loại thực phẩm nêu trên;

  • Ba là, các cơ sở thực phẩm cần thiết lập các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn tối thiểu để từ đó tiến hành trồng, thu hoạch, đóng gói và lưu trữ các loại mặt hàng, sản phẩm;

  • Bốn là, các nhà nhập khẩu tại Mỹ phải thực hiện xác minh việc tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định của FDA đối với các nhà cung cấp nước ngoài của họ thông qua một số chương trình xác minh;

  • Năm là, các cơ sở thực phẩm thực hiện công nhận các tổ chức chứng nhận của bên thứ ba trong việc quản lý các cuộc đánh giá, tư vấn tự nguyện nhằm giúp các cơ sở sản xuất chuẩn bị tốt hơn cho những lần đánh giá tiếp theo theo quy định và đạt được các chứng nhận cần thiết;

  • Sáu là, các cơ sở thực phẩm đã đăng ký với FDA sẽ phải tiến hành phát triển một hoặc một vài kế hoạch đánh giá các lỗ hổng ô nhiễm, từ đó lập thành các văn bản chiến lược giảm thiểu cho từng lỗ hổng đó nhằm mục đích bảo vệ thực phẩm (bao gồm các việc chống gian lận, giả mạo, trộn lẫn có chủ ý,...);

  • Bảy là, đối với các công ty thực hiện vận chuyển thực phẩm, tức là bao gồm cả người gửi hàng, người nhận hàng, người bốc xếp và người vận chuyển sẽ tăng thêm yêu cầu về đảm bảo vệ sinh.
4. Chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp không tuân thủ FSMA
Các cơ sở sản xuất có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các loại dịch bệnh do thực phẩm gây ra thông qua những trách nhiệm được nêu trong Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA). Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không tuân thủ đúng theo đạo luật này?

  • Trước hết, FSMA là luật, điều này đồng nghĩa với việc đây là quy định bắt buộc phải tuân thủ. Nếu vi phạm thì đó có thể coi là hành vi phạm tội. Trường hợp nếu FDA phát hiện ra hành vi này, họ sẽ gửi thư cảnh cáo và công bố rộng rãi trên website của mình. Sau đó, FDA sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất này để đảm bảo mọi thứ đều tuân thủ đúng với Luật FSMA.

  • FDA còn có thể ban hành các lệnh thu hồi thực phẩm nếu tình trạng ô nhiễm lan rộng và kéo dài. Khi các mối nguy hại đủ lớn, FDA sẽ tiến hành thu giữ những mặt hàng thực phẩm đang trong tình trạng ô nhiễm, thậm chí sẽ bắt giữ các bên chịu trách nhiệm và liên đới, sau đó tiến hành kiểm tra mở rộng các hoạt động doanh nghiệp, hoặc thậm chí đình chỉ đăng ký đối với các cơ sở thực phẩm (điều này có thể dẫn đến việc đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn cơ sở sản xuất thực phẩm).

  • Nếu gặp phải những trường hợp người tiêu dùng sử dụng thực phẩm và mắc các bệnh hoặc chết oan sau đó, họ và người thân của họ có thể kiện những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm này.

  • Ngoài những vấn đề pháp lý cần phải đối mặt, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm khi không tuân thủ đúng FSMA sẽ còn phải đối mặt với tình hình suy giảm thị phần, mất uy tín đối với người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số thông tin của Luật FSMA. Hy vọng rằng những thông tin trong bài có thể giúp doanh nghiệp thực phẩm, những đối tượng quan tâm đến an toàn thực phẩm... hiểu rõ hơn về Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm này. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ, GOL cung cấp dịch vụ liên quan đến FDA:

· Dịch vụ đăng ký FDA cho hàng thực phẩm, mỹ phẩm và thiết bị y tế

· Dịch vụ tư vấn bao bì, nhãn mác theo tiêu chuẩn FDA

· Dịch vụ đào tạo, ứng dụng tiêu chuẩn FSMA vào nhà máy (cho thực phẩm)

· Dịch vụ tiền kiểm tra nhà máy, hỗ trợ thanh tra FDA

· Dịch vụ đại diện tại Mỹ dành cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu

· Dịch vụ tuân thủ luật FSMA cho các nhà nhập/ xuất khẩu

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được tư vấn rõ hơn về FDA cũng như các dịch vụ Logistic khác, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0909898588 để được hỗ trợ!
 
Bên trên