Giải pháp phong thuỷ cho nhà không có cửa sổ Nhà không có cửa sổ, phòng không có cửa sổ rất phổ biến ở xã hội hiện nay, đặc biệt là máy chà sàn nhà xưởng ở các thành phố lớn khi đất đai đắt đỏ và ngày càng bị thu hẹp. Điều này phạm vào kiêng kỵ phong thủy cửa sổ. Khắc phục thế nào.
Các ngôi nhà có diện tích chật chội hoặc các căn hộ chung cư nhỏ gặp tình trạng này nhiều hơn cả. Phải tìm giải pháp cho nhà không có cửa sổ, phòng không có cửa sổ như thế nào để đem lại môi trường sống tốt cho gia đình? Thế nào gọi là nhà không có cửa sổ? Để cho dễ mô tả thì bài viết không phân biệt cửa sổ to hay bé, cứ ở không gian nào xây kín, không có lỗ, ô thoáng lưu thông khí giữa bên trong với bên ngoài thì gọi chung là không có cửa sổ; cho dù đó là nhà, phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ, nhà vệ sinh hay bất kỳ không gian sống nào khác. Những không gian nhà không có cửa sổ là những không gian kín, 4 phương, 8 hướng đều bị bưng bít bởi những bức tường làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, chỉ trừ chiếc cửa ra vào. Những khu vực này sẽ trở thành 1 không gian kín mít, không có sự lưu thông gió, ánh sáng tự nhiên yếu hoặc không có có sinh cơ. Từ góc độ phong thủy, không gian sống cũng như làm việc thiếu cửa sổ sẽ là lỗi phong thủy ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vận thế của gia chủ. Nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời tự nhiên không chỉ làm khô ráo không gian, diệt trừ các vi khuẩn gây bệnh mà còn giúp con người hấp thụ vitamin D vào trong cơ thể cho da dẻ hồng hào, cơ thể rắn rỏi, tinh thần tươi mới, tráng kiện. Mà ánh sáng mặt trời xuyên vào nhà thông qua các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào và các phòng ốc xung quanh. Cửa sổ chính là đôi mắt của ngôi nhà. Nhà không có cửa sổ cũng giống như người mất đi ánh sáng của đôi mắt, không thể nhìn thấy thế giới bên ngoài. Nếu một ngôi nhà không có cửa sổ thì giải lỗi phong thủy như thế nào. Không gian tối tăm, chật hẹp ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng. Tâm trạng u uất dễ nảy sinh tinh thần phẫn nộ, là tiền thân của nhiều căn bệnh từ nhẹ tới nặng mà chúng ta khó lường trước. Một số tác hại có thể có: Dễ làm nơi sinh sôi nảy nở của các loài côn trùng, nấm hay vi khuẩn gây bệnh như rệp, muỗi, kiến ba khoang… Phòng tối, ẩm thấp, chật hẹp khiến Âm thịnh, Dương suy làm mất cân bằng năng lượng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Phòng tối, ẩm thấp, chật hẹp khiến các uế khí tích tụ lâu ngày trở thành “mối họa” tiềm tàng gây các bệnh về hô hấp, phổi, tiêu chảy, mẩn ngứa, các bệnh về mắt hoặc nhiều bệnh khác. Đặc biệt không tốt cho những người có tâm trạng thất thường, hay cáu gắt hoặc trầm ngâm. Nếu không cẩn thận, nó dễ làm tăng thêm áp lực tâm lí cho những người này khiến họ thay tính đổi nết hoặc tình trạng xấu càng nặng thêm. Bất đắc dĩ, nếu quý vị mua các căn hộ chung cư diện tích nhỏ không có cửa sổ, thiết kế nhà chật hẹp không có cửa sổ hoặc thiết kế phòng ngủ, phòng khách, nhà vệ sinh, phòng thờ… không có cửa sổ mà không thể bổ sung thêm, bắt buộc phải sử dụng thì phải tìm các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần các thành viên trong gia đình. Xin phép gợi ý cho bạn một vài giải pháp đơn giản cho nhà không có cửa sổ, phòng không có cửa sổ như sau: - Lắp thêm các thiết bị chiếu sáng để tăng dương khí cho căn phòng như các loại đèn điện chẳng hạn. - Lắp điều hòa để điều tiết không khí hoặc các thiết bị sưởi ấm để làm khô. - Treo tranh, ảnh về cảnh biển cả, đại dương mênh mông hoặc cây cối, phong cảnh xanh tươi rộng lớn để giảm bớt áp lực tâm lí cho không gian kín, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. - Sơn tường màu sáng, vui tươi. - Thường xuyên xông tinh dầu tự nhiên vừa giúp xua tan uế khí, làm ấm không gian, vừa tốt cho hệ hô hấp. - Những lúc không cần tính riêng tư có thể thường xuyên mở cửa phòng để không khí ở bên ngoài có thể lưu thông vào trong phòng, đặc biệt là những ngày nắng ráo. - Nếu không được thiết kế cửa sổ lớn thì mở ô thoáng, làm cửa sổ nhỏ có lan chớp hoặc lắp quạt thông gió. Chúng ta vừa đưa ra các giải pháp tham khảo giúp khắc phục nhà không có cửa sổ. Những giải pháp này khá đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị trong khâu thiết kế. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sự trợ giúp từ những kiến trúc sư để có được một căn nhà hoàn hảo. Có thể bạn quan tâm.
Relate Threads
Interested Threads