thanhthuong123
Member
- Bài viết
- 414
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 25
Giao lưu Văn hóa Nhật Bản - Tìm hiểu về Kiếm đạo và Điệu múa Awa odori
Văn hóa truyền thống từ đất nước mặt trời mọc luôn là những điều vô cùng thú vị thu hút sự quan tâm tìm hiểu của người dân khắp thể giới. Trong số đó, kiếm đạo (kendo) và điệu múa truyền thống Awa odori của Nhật Bản là vô cùng đặc biệt bởi vẻ đẹp cũng như ý nghĩa văn hóa của đất nước Nhật Bản. Buổi giao lưu văn hóa tìm hiểu về kiếm đạo (kendo) và điệu múa truyền thống Awa odori của Nhật Bản do Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt-Nhật thuộc Đại học Duy Tân tổ chức vào ngày 14/4/2024 đã thu hút đông đảo sinh viên tham dự.
CLB Kiếm đạo Đà Nẵng biểu diễn môn Kiếm đạo (Kendo) - một bộ môn võ thuật
truyền thống của Nhật Bản tại buổi giao lưu
Tham dự chương trình Giao lưu Văn hóa Nhật Bản có TS. Yutaka Hirai - Cố vấn Viện Việt-Nhật; ThS. Tôn Nữ Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật; cô Kutawa Emiko - Giảng viên tiếng Nhật; cô Nguyễn Thị Thương - Chuyên viên kiêm giảng viên Viện Việt-Nhật, thầy Phan Lê Ngọc Duy - Đại diện phòng Hợp tác Quốc tế. Buổi giao lưu cũng vô cùng hân hạnh khi có sự xuất hiện của các khách mời là ông Suzuki Shinobu - Tổng Giám đốc Công ty Toyota Okayama Đà Nẵng - Hội trưởng Câu lạc bộ Kiếm đạo tại Đà Nẵng và đoàn cộng sự 11 người. Cùng với đó là thầy Murase Seiji trình diễn và hướng dẫn về điệu múa Awa odori. Thầy Murase Seiji là giảng viên dạy tiếng Nhật kì cựu, từng làm tình nguyện viên dạy tiếng Nhật cho sinh viên Đại học Duy Tân theo chương trình Quý JOOSS. Trở về Việt Nam năm 2023 sau khi qua Đức và Ba Lan làm tình nguyện viên giảng dạy tiếng Nhật và truyền bá văn hóa, thầy quan tâm nhiều và mong muốn được hỗ trợ chương trình của Viện Việt-Nhật thuộc Đại học Duy Tân.
Đại diện lãnh đạo viện Việt Nhật chụp hình lưu niệm cùng quan khách
và các bạn Sinh viên Đại học Duy Tân tại buổi giao lưu
ThS. Tôn Nữ Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật chia sẻ: “Đây là một hoạt động mà tôi tin rằng các bạn sinh viên sẽ vô cùng hào hứng và thích thú. Bởi lẽ, hoạt động này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về văn hóa của đất nước Nhật Bản, có cơ hội để trau dồi và nâng cao năng lực tiếng Nhật. Đồng thời đây cũng là tiền đề trong việc kết nối với doanh nghiệp Toyota Okayama, mở rộng cơ hội phát triển cho sinh viên trong các định hướng sau này. Thông qua văn hóa kiếm đạo, sinh viên sẽ được hiểu thêm về lễ nghi, ‘đạo trong việc dùng kiếm’, sự nhìn nhận, tính điềm tĩnh và tinh thần kỷ luật áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.”
Trong buổi giao lưu văn hóa này, các bạn sinh viên đã vô cùng hứng thú trước những thông tin giới thiệu về điệu múa Awa odori được thầy Murase Seiji chia sẻ. Đây là một trong những lễ hội lớn và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và đã trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng thú vị ở đây khi có rất nhiều người tham gia biểu diễn điệu múa Awa Odori. Đặc trưng của điệu múa này đó chính là nhịp điệu, các bước nhảy vui vẻ, linh hoạt và sôi động. Thầy Murase Seiji đã trực tiếp biểu diễn lại 2 điệu múa cơ bản của nam và nữ ngay tại sân khấu của buổi giao lưu. Nhiều bạn sinh viên cũng thích thú tham gia học và nhảy thử điệu múa này theo sự chỉ dẫn của thầy Murase Seiji. Nhờ có âm thanh sôi động, điệu múa vui vẻ đã làm cho không khí tại buổi giao lưu văn hóa này càng thêm hấp dẫn, các bạn sinh viên như đang trải nghiệm trực tiếp buổi giao lưu này ngay ở đất nước Nhật Bản.
Không chỉ vậy, buổi giao lưu văn hóa ngày hôm nay cũng rất đặc biệt khi các bạn sinh viên được tìm hiểu và biết thêm những kiến thức thú vị về kiếm đạo (Kendo) - một bộ môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Đoàn cộng sự 11 người và ông Suzuki Shinobu đến từ câu lạc bộ Kiếm đạo tại Đà Nẵng đã trình bày bộ môn nghệ thuật này ngay tại buổi giao lưu. Đây không chỉ là một hình thức võ thuật mà còn là một phương pháp rèn luyện tinh thần rất tốt. Ngoài việc rèn luyện kỹ thuật chiến đấu, Kendo còn tập trung vào việc phát triển phẩm chất như lòng kiên nhẫn, kiên trì, tôn trọng đối thủ, và tinh thần fair play. Điều này khiến Kendo trở thành một hình thức hoàn thiện của võ thuật, không chỉ giúp rèn luyện cơ thể mà còn tinh chỉnh tinh thần.
Chương trình Giao lưu Văn hóa Nhật Bản của Viện Việt-Nhật là một chương trình vô cùng ý nghĩa. Đây không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên được giao lưu, học hỏi những nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là một trải nghiệm ý nghĩa đối với các bạn sinh viên để hiểu sâu hơn nữa về đất nước Nhật Bản để có thể làm tốt nhất công việc sau này.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5891&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Văn hóa truyền thống từ đất nước mặt trời mọc luôn là những điều vô cùng thú vị thu hút sự quan tâm tìm hiểu của người dân khắp thể giới. Trong số đó, kiếm đạo (kendo) và điệu múa truyền thống Awa odori của Nhật Bản là vô cùng đặc biệt bởi vẻ đẹp cũng như ý nghĩa văn hóa của đất nước Nhật Bản. Buổi giao lưu văn hóa tìm hiểu về kiếm đạo (kendo) và điệu múa truyền thống Awa odori của Nhật Bản do Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt-Nhật thuộc Đại học Duy Tân tổ chức vào ngày 14/4/2024 đã thu hút đông đảo sinh viên tham dự.
CLB Kiếm đạo Đà Nẵng biểu diễn môn Kiếm đạo (Kendo) - một bộ môn võ thuật
truyền thống của Nhật Bản tại buổi giao lưu
Tham dự chương trình Giao lưu Văn hóa Nhật Bản có TS. Yutaka Hirai - Cố vấn Viện Việt-Nhật; ThS. Tôn Nữ Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật; cô Kutawa Emiko - Giảng viên tiếng Nhật; cô Nguyễn Thị Thương - Chuyên viên kiêm giảng viên Viện Việt-Nhật, thầy Phan Lê Ngọc Duy - Đại diện phòng Hợp tác Quốc tế. Buổi giao lưu cũng vô cùng hân hạnh khi có sự xuất hiện của các khách mời là ông Suzuki Shinobu - Tổng Giám đốc Công ty Toyota Okayama Đà Nẵng - Hội trưởng Câu lạc bộ Kiếm đạo tại Đà Nẵng và đoàn cộng sự 11 người. Cùng với đó là thầy Murase Seiji trình diễn và hướng dẫn về điệu múa Awa odori. Thầy Murase Seiji là giảng viên dạy tiếng Nhật kì cựu, từng làm tình nguyện viên dạy tiếng Nhật cho sinh viên Đại học Duy Tân theo chương trình Quý JOOSS. Trở về Việt Nam năm 2023 sau khi qua Đức và Ba Lan làm tình nguyện viên giảng dạy tiếng Nhật và truyền bá văn hóa, thầy quan tâm nhiều và mong muốn được hỗ trợ chương trình của Viện Việt-Nhật thuộc Đại học Duy Tân.
Đại diện lãnh đạo viện Việt Nhật chụp hình lưu niệm cùng quan khách
và các bạn Sinh viên Đại học Duy Tân tại buổi giao lưu
ThS. Tôn Nữ Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật chia sẻ: “Đây là một hoạt động mà tôi tin rằng các bạn sinh viên sẽ vô cùng hào hứng và thích thú. Bởi lẽ, hoạt động này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về văn hóa của đất nước Nhật Bản, có cơ hội để trau dồi và nâng cao năng lực tiếng Nhật. Đồng thời đây cũng là tiền đề trong việc kết nối với doanh nghiệp Toyota Okayama, mở rộng cơ hội phát triển cho sinh viên trong các định hướng sau này. Thông qua văn hóa kiếm đạo, sinh viên sẽ được hiểu thêm về lễ nghi, ‘đạo trong việc dùng kiếm’, sự nhìn nhận, tính điềm tĩnh và tinh thần kỷ luật áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.”
Trong buổi giao lưu văn hóa này, các bạn sinh viên đã vô cùng hứng thú trước những thông tin giới thiệu về điệu múa Awa odori được thầy Murase Seiji chia sẻ. Đây là một trong những lễ hội lớn và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và đã trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng thú vị ở đây khi có rất nhiều người tham gia biểu diễn điệu múa Awa Odori. Đặc trưng của điệu múa này đó chính là nhịp điệu, các bước nhảy vui vẻ, linh hoạt và sôi động. Thầy Murase Seiji đã trực tiếp biểu diễn lại 2 điệu múa cơ bản của nam và nữ ngay tại sân khấu của buổi giao lưu. Nhiều bạn sinh viên cũng thích thú tham gia học và nhảy thử điệu múa này theo sự chỉ dẫn của thầy Murase Seiji. Nhờ có âm thanh sôi động, điệu múa vui vẻ đã làm cho không khí tại buổi giao lưu văn hóa này càng thêm hấp dẫn, các bạn sinh viên như đang trải nghiệm trực tiếp buổi giao lưu này ngay ở đất nước Nhật Bản.
Không chỉ vậy, buổi giao lưu văn hóa ngày hôm nay cũng rất đặc biệt khi các bạn sinh viên được tìm hiểu và biết thêm những kiến thức thú vị về kiếm đạo (Kendo) - một bộ môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Đoàn cộng sự 11 người và ông Suzuki Shinobu đến từ câu lạc bộ Kiếm đạo tại Đà Nẵng đã trình bày bộ môn nghệ thuật này ngay tại buổi giao lưu. Đây không chỉ là một hình thức võ thuật mà còn là một phương pháp rèn luyện tinh thần rất tốt. Ngoài việc rèn luyện kỹ thuật chiến đấu, Kendo còn tập trung vào việc phát triển phẩm chất như lòng kiên nhẫn, kiên trì, tôn trọng đối thủ, và tinh thần fair play. Điều này khiến Kendo trở thành một hình thức hoàn thiện của võ thuật, không chỉ giúp rèn luyện cơ thể mà còn tinh chỉnh tinh thần.
Chương trình Giao lưu Văn hóa Nhật Bản của Viện Việt-Nhật là một chương trình vô cùng ý nghĩa. Đây không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên được giao lưu, học hỏi những nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là một trải nghiệm ý nghĩa đối với các bạn sinh viên để hiểu sâu hơn nữa về đất nước Nhật Bản để có thể làm tốt nhất công việc sau này.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5891&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Relate Threads
Interested Threads