thanhhangnguyen
Active Member
- Bài viết
- 1,225
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 36
- Tuổi
- 36
Đưa SMIC vào danh sách đen là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump nhằm chặn đứng tham vọng bá chủ ngành chip bán dẫn của Trung Quốc.
Ngày 18/12, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt 60 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì lo ngại an ninh quốc gia, trong đó có SMIC - hãng chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. Lệnh cấm khiến SMIC không thể mua sản phẩm từ Mỹ để sản xuất chip nếu không có giấy phép đặc biệt.
Trong bức thư gửi Bộ Thương mại ngày 22/12, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Hạ nghị sĩ Michael McCaul cho rằng hành động này “hoàn toàn không hiệu quả” trong việc làm tê liệt tham vọng của Bắc Kinh.
Nhận định của 2 nghị sĩ cũng là lo ngại của nhiều giám đốc và quan chức chính phủ, những người cho rằng Nhà Trắng nên quyết liệt hơn trong việc cấm cửa SMIC. Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất thế giới, chất bán dẫn là thành phần thiết yếu của trung tâm dữ liệu, xe tự lái, smartphone, hệ thống vũ khí...
Trong nỗ lực chặn đứng tham vọng bá chủ ngành chip của Trung Quốc, ông Trump đã áp dụng cho SMIC những chính sách tương tự lệnh cấm với Huawei. Chúng đã có hiệu quả trong việc kìm hãm sự phát triển của tập đoàn, nhưng chưa thể đe dọa vị trí dẫn đầu của họ trong mạng 5G hoặc giết chết bộ phận smartphone.
Nguồn tin thân cận cho biết giống như Huawei, SMIC đã đoán được hành động của Mỹ, từ đó dự trữ nguồn vật liệu nhằm duy trì hoạt động trong 18 tháng. Chi phí vốn của công ty cũng được điều chỉnh tăng gấp đôi trong năm nay, lên mức 6,7 tỷ USD trước khi rút lại với lý do "không chắc chắn về quyết định của Mỹ".
"Chúng tôi lo ngại sâu sắc về lệnh cấm có thể không hiệu quả trong việc ngăn chặn mối đe dọa an ninh quốc gia", Rubio và McCaul viết.
Từ lâu, Bắc Kinh đã lo ngại về chiến dịch của Nhà Trắng nhằm kìm hãm ngành chip đang phát triển của đất nước. Washington từng nhắm vào bộ phận sản xuất chip HiSilicon của Huawei, trong khi SMIC luôn phủ nhận cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị hỗ trợ cái gọi là chất bán dẫn thế hệ thứ 3, đồng thời dành ưu tiên phát triển điện hạt nhân.
Các quan chức Nhà Trắng chưa bình luận về lệnh cấm, trong khi đại diện SMIC cho biết điều này đã "tác động lớn" đến kế hoạch của họ.
Trong nội bộ, SMIC đang tìm cách đảm bảo nguồn cung thiết bị, giống những gì Huawei từng làm cách đây 2 năm. Vấn đề nằm ở lệnh cấm tập trung vào nguyên liệu sản xuất chip tiên tiến (10 nm trở xuống). SMIC có thể tái sử dụng 80% thiết bị cũ để tạo ra chip tiên tiến, nhưng chiến thuật này có thể không hiệu quả về lâu dài.
Theo Bloomberg, mọi thứ còn phụ thuộc vào việc Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ áp dụng lệnh cấm đến đâu.
"SMIC đã chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cần thiết để duy trì sản xuất. Trước đây, Trung Quốc không quá nhạy bén về những khó khăn công nghệ mắc phải. Nhưng bây giờ, Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức thiệt hại xảy ra và quyết tâm gỡ rối", Xiang Ligang, Giám đốc Liên minh Tiêu thụ Thông tin (Bắc Kinh) nhận định.
SMIC dựa vào các tên tuổi như Qualcomm, Broadcom cho lộ trình công nghệ dài hạn. Mặc dù các kỹ sư có thể duy trì nghiên cứu, lệnh cấm về cơ bản đã "đóng băng" tham vọng của họ trong ngành công nghiệp phát triển. Nếu Biden áp dụng lệnh cấm ở mức tối đa, SMIC có thể không được sản xuất chip 7 nm hoặc tiên tiến hơn.
Lệnh cấm còn mơ hồ
Dù khá nghiêm ngặt, lệnh cấm lại bỏ qua lưu ý rằng phần lớn thiết bị cho việc sản xuất chip 10 nm hoặc nhỏ hơn đã được sử dụng cho các tiến trình trước đây, nghĩa là SMIC có thể tận dụng chúng trong một thời gian. McCaul và Rubio cho rằng họ có thể tái sử dụng gần 95% thiết bị cũ có sẵn.
Điều này cũng nêu lên khó khăn với các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc lựa chọn lĩnh vực thiết lập mục tiêu địa chính trị với Trung Quốc. Điều đó xảy ra sau hàng loạt lệnh cấm nhắm vào các tên tuổi của Trung Quốc, ví dụ như TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent, đã khởi kiện Mỹ sau lệnh cấm. Trong khi đó, nhà sản xuất camera giám sát Hikvision đạt mức tăng trưởng 37% dù cùng lọt vào danh sách đen với Huawei.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường chip bán dẫn lớn, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Các công ty Mỹ như Applied Materials, KLA có thể lập luận rằng dây chuyền sản xuất tại châu Á của họ không thuộc quyền quản lý của Mỹ. Trong khi đó, quan chức Bộ Thương mại khẳng định công ty Mỹ xuất khẩu linh kiện từ nước khác sang SMIC vẫn phải chịu lệnh hạn chế, tùy vào lượng công nghệ xuất xứ từ Mỹ là bao nhiêu.
Tính hợp pháp của lệnh cấm vẫn chưa rõ ràng, trong khi Mỹ luôn gây áp lực để đồng minh cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra, mối quan tâm khác nằm ở sự phức tạp của ngành chip bán dẫn. Khó khăn trong việc giải thích khiến quá trình xin giấy phép đặc biệt của các công ty kéo dài.
Bertrand Loy, Chủ tịch tập đoàn bán dẫn SEMI thừa nhận chưa thể biết các lệnh cấm sẽ diễn ra như thế nào. "Các sản phẩm chính xác bị đưa vào lệnh cấm chưa rõ ràng", ông chia sẻ với Bloomberg.
sửa máy tính tại nhà huyện bình chánh
Ngày 18/12, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt 60 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì lo ngại an ninh quốc gia, trong đó có SMIC - hãng chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. Lệnh cấm khiến SMIC không thể mua sản phẩm từ Mỹ để sản xuất chip nếu không có giấy phép đặc biệt.
Trong bức thư gửi Bộ Thương mại ngày 22/12, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Hạ nghị sĩ Michael McCaul cho rằng hành động này “hoàn toàn không hiệu quả” trong việc làm tê liệt tham vọng của Bắc Kinh.
Nhận định của 2 nghị sĩ cũng là lo ngại của nhiều giám đốc và quan chức chính phủ, những người cho rằng Nhà Trắng nên quyết liệt hơn trong việc cấm cửa SMIC. Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất thế giới, chất bán dẫn là thành phần thiết yếu của trung tâm dữ liệu, xe tự lái, smartphone, hệ thống vũ khí...
Trong nỗ lực chặn đứng tham vọng bá chủ ngành chip của Trung Quốc, ông Trump đã áp dụng cho SMIC những chính sách tương tự lệnh cấm với Huawei. Chúng đã có hiệu quả trong việc kìm hãm sự phát triển của tập đoàn, nhưng chưa thể đe dọa vị trí dẫn đầu của họ trong mạng 5G hoặc giết chết bộ phận smartphone.
Nguồn tin thân cận cho biết giống như Huawei, SMIC đã đoán được hành động của Mỹ, từ đó dự trữ nguồn vật liệu nhằm duy trì hoạt động trong 18 tháng. Chi phí vốn của công ty cũng được điều chỉnh tăng gấp đôi trong năm nay, lên mức 6,7 tỷ USD trước khi rút lại với lý do "không chắc chắn về quyết định của Mỹ".
"Chúng tôi lo ngại sâu sắc về lệnh cấm có thể không hiệu quả trong việc ngăn chặn mối đe dọa an ninh quốc gia", Rubio và McCaul viết.
Từ lâu, Bắc Kinh đã lo ngại về chiến dịch của Nhà Trắng nhằm kìm hãm ngành chip đang phát triển của đất nước. Washington từng nhắm vào bộ phận sản xuất chip HiSilicon của Huawei, trong khi SMIC luôn phủ nhận cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị hỗ trợ cái gọi là chất bán dẫn thế hệ thứ 3, đồng thời dành ưu tiên phát triển điện hạt nhân.
Các quan chức Nhà Trắng chưa bình luận về lệnh cấm, trong khi đại diện SMIC cho biết điều này đã "tác động lớn" đến kế hoạch của họ.
Trong nội bộ, SMIC đang tìm cách đảm bảo nguồn cung thiết bị, giống những gì Huawei từng làm cách đây 2 năm. Vấn đề nằm ở lệnh cấm tập trung vào nguyên liệu sản xuất chip tiên tiến (10 nm trở xuống). SMIC có thể tái sử dụng 80% thiết bị cũ để tạo ra chip tiên tiến, nhưng chiến thuật này có thể không hiệu quả về lâu dài.
Theo Bloomberg, mọi thứ còn phụ thuộc vào việc Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ áp dụng lệnh cấm đến đâu.
"SMIC đã chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cần thiết để duy trì sản xuất. Trước đây, Trung Quốc không quá nhạy bén về những khó khăn công nghệ mắc phải. Nhưng bây giờ, Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức thiệt hại xảy ra và quyết tâm gỡ rối", Xiang Ligang, Giám đốc Liên minh Tiêu thụ Thông tin (Bắc Kinh) nhận định.
SMIC dựa vào các tên tuổi như Qualcomm, Broadcom cho lộ trình công nghệ dài hạn. Mặc dù các kỹ sư có thể duy trì nghiên cứu, lệnh cấm về cơ bản đã "đóng băng" tham vọng của họ trong ngành công nghiệp phát triển. Nếu Biden áp dụng lệnh cấm ở mức tối đa, SMIC có thể không được sản xuất chip 7 nm hoặc tiên tiến hơn.
Lệnh cấm còn mơ hồ
Dù khá nghiêm ngặt, lệnh cấm lại bỏ qua lưu ý rằng phần lớn thiết bị cho việc sản xuất chip 10 nm hoặc nhỏ hơn đã được sử dụng cho các tiến trình trước đây, nghĩa là SMIC có thể tận dụng chúng trong một thời gian. McCaul và Rubio cho rằng họ có thể tái sử dụng gần 95% thiết bị cũ có sẵn.
Điều này cũng nêu lên khó khăn với các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc lựa chọn lĩnh vực thiết lập mục tiêu địa chính trị với Trung Quốc. Điều đó xảy ra sau hàng loạt lệnh cấm nhắm vào các tên tuổi của Trung Quốc, ví dụ như TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent, đã khởi kiện Mỹ sau lệnh cấm. Trong khi đó, nhà sản xuất camera giám sát Hikvision đạt mức tăng trưởng 37% dù cùng lọt vào danh sách đen với Huawei.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường chip bán dẫn lớn, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Các công ty Mỹ như Applied Materials, KLA có thể lập luận rằng dây chuyền sản xuất tại châu Á của họ không thuộc quyền quản lý của Mỹ. Trong khi đó, quan chức Bộ Thương mại khẳng định công ty Mỹ xuất khẩu linh kiện từ nước khác sang SMIC vẫn phải chịu lệnh hạn chế, tùy vào lượng công nghệ xuất xứ từ Mỹ là bao nhiêu.
Tính hợp pháp của lệnh cấm vẫn chưa rõ ràng, trong khi Mỹ luôn gây áp lực để đồng minh cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra, mối quan tâm khác nằm ở sự phức tạp của ngành chip bán dẫn. Khó khăn trong việc giải thích khiến quá trình xin giấy phép đặc biệt của các công ty kéo dài.
Bertrand Loy, Chủ tịch tập đoàn bán dẫn SEMI thừa nhận chưa thể biết các lệnh cấm sẽ diễn ra như thế nào. "Các sản phẩm chính xác bị đưa vào lệnh cấm chưa rõ ràng", ông chia sẻ với Bloomberg.
sửa máy tính tại nhà huyện bình chánh