willxvnrao
Member
- Bài viết
- 498
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 18
- Tuổi
- 35
Hệ thống điện có sử dụng các công nghệ thông tin Có thể coi hệ thống điện thông minh gồm có hai lớp: lớp 1 là hệ thống điện thông thường và bên trên nó là lớp 2, hệ thống thông tin, truyền thông, đo lường. Smart Grid phát triển trên 4 khâu:
Phát điện: Smart Generation Truyền tải: Smart Transmission Phân phối: Smart Distribution Tiêu thụ: Smart Power Consumers Chức năng: Chống được sự tấn công cố ý đối với máy biến tần giá rẻ hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính Giảm lượng tiêu hao năng lượng trên dây dẫn, tăng cường chất lượng điện năng Giảm chi phí sản xuất ,truyền tải ,chi phí nâng cấp nhờ phân hóa lượng điện tiêu thụ Có khả năng tụ phục hồi khi xảy ra mất điện Đặc tính Các nhà máy điện đều sử dụng nguồn năng lượng lấy từ Trái Đất, một số nguồn năng lượng có thể dần cạn kiệt. Hơn nữa, với sự bùng nổ và phát triển của xã hội ngày nay, nhu cầu về điện năng đang tăng tốc chóng mặt trên mọi ngành nghề. Điều này, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có những giải pháp cải thiện hệ thống điện truyền thống ngày nay nhằm tiết kiệm điện và sử dụng dòng điện một cách chất lượng. Vì vậy, việc tạo ra hệ thống điện thông minh đảm nhận các chức năng trên là rất cần thiết. Điều này có lợi cho cả hộ tiêu thụ lẫn nhà sản xuất và phân phối điện năng vì chi phí để tiết kiệm được 1Kwh rẻ hơn chi phí để sản xuất ra 1Kwh. Để đáp ứng các đòi hỏi, hệ thống điện thông minh cần có các đặc tính sau: - Khả năng tự động khôi phục cung cấp điện khi có sự cố xảy ra mất điện đối với khách hàng. - Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính. - Trợ giúp sự phát triển các nguồn điện phân tán (phát điện, dự trữ năng lượng, cắt giảm nhu cầu…) - Trợ giúp sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. - Cung cấp khả năng nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện. - Tối ưu hóa vận hành HTĐ để giảm chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối kể cả giảm chi phí đầu tư mới và nâng cấp hệ thống điện. - Công cụ cơ bản của vận hành thị trường điện rộng rãi. Nhưng một hệ thống điện chỉ thông minh như vậy thôi là chưa đủ. Phải đảm bảo rằng hệ thống này không gây nguy hai tới môi trường. yếu tố này sẽ góp phần đánh giá đưa hệ thống vào sử dụng thực tiễn. Không gây nguy hại cho môi trường là hệ thống này không được phép tác động xấu tới môi trường hoặc chỉ được tác động đến môi trường ở một giới hạn nào đó cho phép. Để có được điều này, ở khâu sản xuất của hệ thống điện nên sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch có thể tái sinh. Nếu sử dụng các nguồn năng lượng khác có thể gây hại cho môi trường thì cần có phương án điều hòa chất thải để giảm bớt tác động xấu tới môi trường. Cấu trúc Kiến trúc của hệ thống điện thông minhhay cấu trúc là bao gồm các thành phần,bộ phận, trang thiết bị để tạo nên một hệ thống điện thông minh. Về cơ bản, hệ thống điện thông minh bao gồm hệ thống truyền tải, cung cấp điện năng hiện tại nhưng được áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông,số hóa dữ liệu và áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc điều khiển,kiểm tra, giám sát.Nhằm đảm bảo an toàn,ổn định và nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống điện. Từ mô hình ta thấy rằng hệ thống điện thông minh gồm: Hệ thống điện có sẵn: - Cơ sơ hạ tầng (nhà máy điện,trạm biến áp,trạm điều khiển....) - Hệ thống truyền tải (đường dây dẫn,cột điện,rơle bảo vệ,máy biến áp...) - Các nơi tiêu thụ điện (hộ gia đình,nhà máy, cơ quan...) Hệ thống điều khiển lấy công nghệ thông tin làm trung tâm:gồm cơ sở dữ liệu được số hóa, các thành phần trong hệ thống được liên kết với nhau chặt chẽ thành một thể thống nhất có thể vận hành ổn định,tự khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Relate Threads
Interested Threads