Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Tin tức Hosting là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Web Hosting

TienHoang99

New Member
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tuổi
25
Hosting là gì luôn là chủ đề mà những người mới tham gia làm website rất băn khoăn khi tìm hiểu. Có thể nói, hosting là thành phần quan trọng nhất để website có thể vận hành trên internet nhằm tiếp cận với người dùng, vậy hosting hoạt động thế nào và có bao nhiêu loại hosting?

Hosting là gì?
Hosting còn được gọi là Web Hosting là một dịch vụ giúp trang web hay ứng dụng web của bạn có thể truy cập được trên Internet, thông qua việc đóng vai trò làm không gian lưu trữ các dữ liệu của website. Đây là yếu tố quan trọng thiết yếu để có thể xây dựng website và giúp nó hoạt động.

Hosting được cung cấp bởi các công ty cung cấp giải pháp lưu trữ web và thông thường khi mua các gói hosting từ các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web, số tiền bạn bỏ ra chính là số tiền bạn thuê không gian máy chủ của họ để lưu trữ website của bạn, chẳng hạn như các tệp HTML, CSS, văn bản, hình ảnh hoặc các tài liệu khác.


Phân loại Web Hosting
Hiện nay có khá nhiều loại dịch vụ Hosting khác nhau, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian cho người đọc, GoSELL xin đề cập đến 3 loại hosting phổ biến và được nhiều người dùng nhất hiện nay:

1. Shared Hosting
Share Hosting là loại dịch vụ lưu trữ mà trong đó một máy chủ sẽ được cài đặt sẵn các phần mềm chuyên dụng, sau đó chia sẻ cho nhiều khách hàng. Và khi nhắc đến hosting, thì thông thường là sẽ nói đến Shared Hosting.

Dịch vụ này thường được lựa chọn cho những người mới bắt đầu (mới xây dựng blog hoặc các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ) vì nó thường cung cấp các giải pháp lưu trữ hiệu quả về chi phí và tương đối dễ sử dụng.

Một máy chủ có thể chứa và chia sẻ lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn website. Các website này chia sẻ chung tài nguyên máy chủ bao gồm dung lượng, CPU, bộ nhớ RAM,…

Share hosting thường cung cấp nhiều tính năng bao gồm trình tạo trang web, database, tài khoản FTP và các công cụ bổ sung khác được tích hợp bởi các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp sẽ giúp bạn chăm sóc cấu hình máy chủ, xử lý các tác vụ như cập nhật phần mềm và các công cụ bảo mật. Điều này giúp bạn tập trung vào việc xây dựng và phát triển trang web của mình hơn là cố gắng duy trì chúng.

>>> Xem thêm: Quảng cáo frame – Hình thức tiếp thị tại các địa điểm công cộng hiệu quả


2. VPS – Máy chủ ảo riêng
VPS (Virtual private server) máy chủ ảo là một loại dịch vụ lưu trữ web chứa một số tài khoản trên một máy chủ ảo duy nhất nhưng cung cấp tài nguyên dành riêng cho từng người dùng.

Với VPS, chủ sở hữu trang web có thể tự triển khai hệ điều hành (OS) và phần mềm riêng của mình. Cũng giống như Shared Hosting, VPS cũng có các giải pháp VPS giá rẻ và VPS cao cấp tuỳ vào cấu hình của từng dịch vụ.

Có 2 loại lưu trữ VPS: loại không được quản lý và loại được quản lý.

  • Với loai VPS không được quản lý, bạn có trách nhiệm tự cấu hình và bảo trì máy chủ, thực hiện các tác vụ như giám sát tấn công, tăng cường bảo mật, cài đặt và cập nhật phần mềm cũng như sao lưu. Để sử dụng loại này, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nền tảng về kỹ thuật.
  • Loại thứ 2 là loại VPS được quản trị, dành cho người không có kiến thức chuyên sâu hoặc không biết nhiều về kiến thức kỹ thuật nhưng có nhu cầu sử dụng VPS. Tuy nhiên với loại này, bạn cần bỏ một số tiền cao hơn để được cung cấp thêm gói quản trị.
Nói chung lại dịch vụ lưu trữ VPS không gây ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web bởi những người trên cùng một máy chủ, vì các tài khoản đều được phân bổ không gian máy chủ và bộ nhớ riêng nên sẽ không bị cạnh tranh khi hoạt động.

Khả năng mở rộng quy mô gói dễ dàng, giảm thiểu nguy cơ trang web bị tấn công do ảnh hưởng từ những website khác.

Tuy nhiên VPS lại có giá thành cao hơn, yêu cầu người dùng phải có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu hơn.

Dịch vụ này phù hợp cho những người yêu cầu toàn quyền kiểm soát máy chủ và không muốn phụ thuộc vào người khác.

3. Shared Hosting doanh nghiệp
Cụm từ hosting doanh nghiệp được sử dụng để chỉ các dịch vụ kiểu Shared Hosting, nhưng sẽ được tinh chỉnh lại và có cấu hình mạnh mẽ phù hợp với các website doanh nghiệp và thương mại điện tử.

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại hosting doanh nghiệp khác nhau, suy cho cùng sự khác biệt của hosting doanh nghiệp so với hosting thông thường đó là:
g
Lưu ý khi chọn Hosting phù hợp
Nếu bạn mới bắt đầu xây dựng blog cá nhân hay tạo một trang web cho doanh nghiệp nhỏ của bạn thì mách bạn những mẹo sau đây để lựa chọn hosting ngon – bổ – rẻ.

1. Chọn nhà cung cấp hosting tại Việt Nam
Có một sự thật là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thích dùng hàng ngoại vì giá thành khá rẻ, tuy nhiên về lâu dài sẽ gặp không ít khó khăn trong việc yêu cầu hỗ trợ hay xử lý những sự cố đáng tiếc. Và quan trọng hơn, dịch vụ hosting đặt tại máy chủ nước ngoài sẽ có tốc độ truy cập chậm hơn so với các dịch vụ hosting được đặt máy chủ tại trong nước.

Việc lệch múi giờ hay khác biệt ngôn ngữ sẽ khiến bạn thực sự khó khăn và bất lực nếu điều nào đó không may xảy ra.

Mặt khác những năm gần đây nếu các bạn theo dõi thị trường hosting tại Việt Nam, thì các nhà cung cấp trong nước đã thay đổi và có giá cạnh tranh hơn rất nhiều. Đồng thời không hề thua kém nước ngoài về mặt công nghệ hay phần cứng. Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ rất nhanh chóng khi gặp các sự cố về dịch vụ của mình.

2. Cấu hình gói dịch vụ
Tốc độ hay sức mạnh của gói hosting sẽ ảnh hưởng bởi cấu hình trên dịch vụ. Bạn cân nhắc tìm các dịch vụ hosting có cấu hình máy chủ mạnh mẽ, chính hãng cũng như sử dụng các công nghệ hỗ trợ cao cấp, tiêu chí lựa chọn cấu hình dịch vụ hosting bao gồm:

  • Công nghệ ổ cứng lưu trữ nên sử dụng ổ cứng SSD hoặc cao cấp nhất là NVMe Hosting.
  • Không gian lưu trữ đủ lớn để chứa dữ liệu trên website, hiện nay mỗi website cần ít nhất 2GB để bắt đầu và thông thường sẽ cần 10GB khi hoạt động ổn định.
  • Sử dụng phần mềm có bản quyền để tránh nguy cơ bị gián đoạn hoạt động do bản quyền, và tuân thủ quy định pháp luật.
  • Bảng điều khiển cao cấp và dễ sử dụng như cPanel.
  • Sử dụng LiteSpeed Webserver để có hiệu năng cao.
  • Có trang bị các phần mềm hỗ trợ bảo mật hoặc quét virus như Imunify360, ImunifyAV.
3. Những hỗ trợ đi kèm dịch vụ
Thực chất thì khi chọn một dịch vụ, bạn thường để ý về giá dịch vụ thay vì những hỗ trợ đi kèm sau khi đã mua dịch vụ.

Hiện nay vì tính cạnh tranh ngày càng lớn của thị trường hosting mà các nhà cung cấp sẽ đưa ra những ưu đãi hoặc dịch vụ đi kèm sau mua. Có những nhà cung cấp hỗ trợ các theme hay plugin bản quyền miễn phí cho bạn, điều này hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc xây dựng website và tiết kiệm chi phí.

4. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Hầu hết các nhà cung cấp đều cam kết sẽ support 24/7 tuy nhiên không phải 100% sẽ đều giống như cam kết. Điều này sẽ rất ảnh hưởng về sau này khi có sự cố.

Bên cạnh đó tốc độ xử lý và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng cũng rất quan trọng.

Để trực quan hơn, bạn có thể tham khảo trên các diễn đàn về công nghệ để xem đánh giá của người dùng về tốc độ support của các nhà cung cấp.

5. Đa dạng dịch vụ, dễ dàng nâng cấp
Để tránh việc chuyển dữ liệu nhiều lần thì bạn nên ưu tiên các nhà cung cấp với dịch vụ đa dạng, dễ dàng mở rộng và nâng cấp khi có nhu cầu cao hơn. Điều này sẽ hạn chế được thời gian chọn và chuyển nhà cung cấp mới hay phải sao lưu dữ liệu.

6. Ghi nhớ các thời điểm ưu đãi trong năm
Như đã nói, thị trường hosting Việt Nam đang ngày càng lớn vì thế sự cạnh tranh của các nhà cung cấp rất cao, nên nếu có ý định mua hosting hãy tham khảo các thời điểm khuyến mãi vàng trong năm để săn được giá rẻ như BlackFriday, New Year, các ngày lễ lớn tại Việt Nam

Trên đây là tất tần tật những kiến thức và những kinh nghiệm giúp bạn hiểu hosting là gì, các loại hosting và làm thế nào để chọn được dịch vụ hosting ngon-bổ-rẻ.
 
Bên trên