Xoanvpccnh165
New Member
- Bài viết
- 14
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
- Tuổi
- 28
Việc xác định di sản thừa kế là nhà đất luôn được đánh giá là phức tạp vì trên thực tế, nó thường nằm trong khối tài sản chung với người khác. Vậy để nắm rõ cách xác định di sản thừa kế, giúp các thành viên trong hộ gia đình có thể tự mình xác định và chia thừa kế chính xác hơn, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền và mức phí công chứng di chúc mới nhất theo quy định của pháp luật
1. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của “hộ gia đình”
* Điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho hộ gia đình
Pháp luật đất đai hiện nay quy định rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình. Cụ thể, khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ 03 điều kiện sau:
(1) Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại,…).
(2) Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
(3) Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung.
Như vậy, đất hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
2. Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng
2.1. Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng?
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có một số trường hợp phổ biến trên thực tế nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
- Vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng nhà đất.
- Vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung.
- Một số trường hợp khác như đất có được do khai hoang trong thời kỳ hôn nhân,…
Lưu ý: Việc Sổ đỏ, Sổ hồng chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng không quyết định đó là tài sản chung hay tài sản riêng mà phải căn cứ theo quy định trên để xác định.
2.2. Cách xác định di sản thừa kế khi nhà đất là tài sản chung
Về nguyên tắc khi nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà khi một người chết thì di sản thừa kế được xác định bằng ½ khối tài sản chung đó.
3. Nhà đất khi mua chung với người khác
Căn cứ khoản 1 Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp góp tiền (vàng) cùng nhau nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì được xác định là “sở hữu chung theo phần”.
Nghĩa là trong đó phần quyền sử dụng đất của mỗi người được xác định đối với tài sản chung (xác định theo tỷ lệ góp).
Như vậy, trên đây là cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền và mức phí công chứng di chúc mới nhất theo quy định của pháp luật
1. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của “hộ gia đình”
* Điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho hộ gia đình
Pháp luật đất đai hiện nay quy định rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình. Cụ thể, khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ 03 điều kiện sau:
(1) Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại,…).
(2) Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
(3) Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung.
Như vậy, đất hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
2. Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng
2.1. Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng?
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có một số trường hợp phổ biến trên thực tế nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
- Vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng nhà đất.
- Vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung.
- Một số trường hợp khác như đất có được do khai hoang trong thời kỳ hôn nhân,…
Lưu ý: Việc Sổ đỏ, Sổ hồng chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng không quyết định đó là tài sản chung hay tài sản riêng mà phải căn cứ theo quy định trên để xác định.
2.2. Cách xác định di sản thừa kế khi nhà đất là tài sản chung
Về nguyên tắc khi nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà khi một người chết thì di sản thừa kế được xác định bằng ½ khối tài sản chung đó.
3. Nhà đất khi mua chung với người khác
Căn cứ khoản 1 Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp góp tiền (vàng) cùng nhau nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì được xác định là “sở hữu chung theo phần”.
Nghĩa là trong đó phần quyền sử dụng đất của mỗi người được xác định đối với tài sản chung (xác định theo tỷ lệ góp).
Như vậy, trên đây là cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Relate Threads
Interested Threads