Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Xe ÔTÔ Làm gì khi đến hạn đổi nhưng bằng lái đang bị giữ?

Bài viết
70
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Bằng lái đến hạn đổi nhưng đang bị giữ khiến nhiều người lo lắng không biết phải xử lý thế nào để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ quy định. Vậy khi gặp phải tình huống này, bạn cần làm gì để đổi bằng đúng hạn và tránh các rắc rối? Hãy cùng Học lái xe An Thái tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Làm gì khi đến hạn đổi nhưng bằng lái đang bị giữ?
Đầu tiên, việc hiểu rõ các quy định liên quan đến việc tạm giữ bằng lái là rất quan trọng. Thông thường, bằng lái bị tạm giữ do vi phạm giao thông hoặc các lý do pháp lý khác. Khi đó, bạn sẽ nhận được biên bản hoặc quyết định tạm giữ. Việc giữ lại tất cả các giấy tờ này là cần thiết để thực hiện các thủ tục tiếp theo một cách hợp lệ.

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết, bao gồm các trường hợp sau:
  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ sẽ không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt;
  • Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
Do đó, CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi rơi vào một trong các trường hợp trên.
lam-gi-khi-den-han-doi-bang-lai-dang-bi-giu-3.png

CSGT có quyền tạm giữ GPLX của người điều khiển phương tiện phạm lỗi
Theo điểm a, khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nếu giấy phép lái xe của bạn quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm, bạn sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe. Tuy nhiên, nếu giấy phép lái xe của bạn quá hạn dưới 1 tháng, bạn chỉ cần làm thủ tục đổi lại mà không cần thi lại.

Trong trường hợp bằng lái của bạn sắp hết hạn và bị tạm giữ, điều quan trọng là bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền giữ bằng lái của bạn, thường là cơ quan cảnh sát giao thông nơi bạn đã vi phạm hoặc bị phạt. Tại đây, bạn có thể giải thích tình huống và yêu cầu hướng dẫn về cách xử lý. Cơ quan này sẽ cung cấp cho bạn các bước cần thiết để lấy lại bằng lái.

Hồ sơ thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe
Một cán bộ thuộc phòng Quản lý sát hạch và cấp Giấy phép lái xe (GPLX) của Sở GTVT TP.HCM cho biết, theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 19 (bao gồm các Thông tư liên quan đến đào tạo và sát hạch GPLX), khi thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại GPLX, hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn cho các hạng A1, A2, A3;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn (đối với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài).
Người nộp hồ sơ sẽ chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các giấy tờ đã nộp để đối chiếu.
lam-gi-khi-den-han-doi-bang-lai-dang-bi-giu-1.png
Khi làm thủ tục gia hạn GPLX, bắt buộc phải có bản gốc để đối chiếu
“Nếu không có GPLX bản gốc, việc cấp lại hoặc đổi GPLX sẽ không thể thực hiện, vì phải tuân thủ đúng quy định”
– vị cán bộ này cho biết thêm.

Sau khi hoàn tất thủ tục, nộp lệ phí và hồ sơ đầy đủ, trong vòng 2 tháng nếu không có thông tin về việc GPLX bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ hoặc xử lý, người nộp hồ sơ sẽ được cấp lại GPLX.

Thông tin chi tiết "Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy phép lái xe"
 
Bên trên