thanhhangnguyen
Active Member
- Bài viết
- 1,225
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 36
- Tuổi
- 36
Từ nhiều năm nay, các sàn thương mại điện tử quốc tế không mấy thiện cảm với truy cập từ Việt Nam. Điều này sinh ra nhu cầu "mua hộ", tạo điều kiện cho nhiều người kinh doanh.
“Một người bạn ở Đức của tôi gửi liên kết đến trang bán giày. Anh ấy nói năm nay trang 43einhalb có đợt khuyến mãi khủng. Tuy vậy, tôi không thể truy cập trang web trên”, Tuấn Vũ, nhân viên văn phòng ngụ Bình Thạnh, quận 8 , TP.HCM cho biết.
Tương tự trường hợp của Vũ, Stephen, giáo viên tiếng Anh hiện sống ở Việt Nam cho biết anh định mua sắm một số món quà tặng gia đình nhân Lễ Tạ ơn ở quê nhà nhưng không được.
“Tôi có thể truy cập trang web, nhưng khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại Mỹ của tôi, giao dịch bị từ chối”, Stephen cho biết.
Chặn IP người dùng để bảo vệ sàn
Với người dùng, đây có thể là vấn đề mới nhưng với người bán hàng online nhập khẩu, chuyện này “thường như cơm bữa”.
Nếu như GPS giúp xác định vị trí thiết bị đang ở đâu trên bản đồ thế giới, địa chỉ IP cũng giúp tìm ra thiết bị đó đang kết nối với mạng Internet ở đâu.
“Có nhiều lý do như Việt Nam không phải nhóm khách hàng họ muốn bán, các vấn đề bảo mật trang web. Nhưng hơn hết, nguyên nhân chính là IP Việt Nam đã mất uy tín từ lâu do nạn ăn cắp thẻ tín dụng rồi mua hàng online”, Vũ Nguyễn, người có kinh nghiệm 6 năm bán hàng nhập khẩu tại TP.HCM cho biết.
Cụ thể, khi chấp nhận các giao dịch từ thẻ tín dụng bị hack, sàn sẽ phải trả lại tiền cho nạn nhân. Đồng thời, họ cũng mất luôn món hàng đã chuyển đến cho hacker.
Điều này đúng với trường hợp của Stephen. Sau khi thanh toán thẻ tín dụng được lập ở Mỹ của mình, Stephen nhận được email từ ngân hàng. “Họ thông báo tài khoản của tôi có khả năng đã bị hack và sử dụng bởi một ai đó ở Việt Nam. Trong khi người đó là tôi. Hơn 10 năm đi nhiều nơi ở châu Á, tôi thanh toán bình thường ở các nước như Nhật, Singapore, Đài Loan…”, Stephen cho biết.
Công nghệ xác minh giao dịch đang thay đổi
Theo ông Nguyễn Trí Đức, chuyên gia bảo mật đang làm việc tại Mỹ, trước đây việc chặn IP là bước để chống lại các cuộc tấn công. Một số trường hợp chặn IP để tránh các giao dịch từ một số quốc gia nhất định.
“Tuy vậy, việc này hết sức cảm tính. Nếu bạn thật sự muốn tấn công hay lừa đảo, có hàng nghìn cách để vượt qua việc chặn IP. Trong đó, sử dụng VPN là cách phổ biến”, ông Đức cho biết.
Theo chuyên gia này, thay vì chặn IP, giới hạn việc mua sắm của khách hàng, các sàn thương mại điện tử nên nâng cấp hệ thống xác minh giao dịch. Điển hình là trường hợp của Amazon hay AliExpress. Khách hàng có thể sử dụng thẻ từ bất kỳ đâu để thanh toán.
“Hệ thống UnionPay của Trung Quốc hiện đứng đầu trong việc xác minh dòng tiền. Các giao dịch từ sàn đều được quy về một mối là UnionPay. Điều này giúp việc thu hồi tiền từ lừa đảo rất nhanh chóng. Lâu dài sẽ không có kẻ nào lừa đảo khi biết số tiền mình kiếm được sẽ bị thu hồi”, ông Đức nói thêm.
Trong khi đó, Amazon sử dụng những cổng thanh toán (Pay Gate) uy tín. Với lượng thông tin lớn, họ có thể kiểm tra, phát hiện các giao dịch bất thường rất tốt.
“Trước đây các sàn không thể tự xây dựng Pay Gate bởi chi phí quá cao. Nhưng hiện nay, nhiều trang mua sắm đã chuyển sang hướng thuê cổng xác thực thanh toán. Nói chung, sàn càng hiện đại thì việc chặn IP của một quốc gia nào đó càng ít xảy ra”, ông Vũ Nguyễn cho biết.
Việc các sàn chặn IP vô tình tạo ra nghề “mua hộ” hàng hóa tại nhiều quốc gia. “Nếu người dùng có thể tự đặt, tự thanh toán hàng hóa xuyên quốc gia được thì sẽ không có nghề mà tôi đang làm”, Phong Nguyễn, người chuyên “mua hộ” hàng hóa từ các nước châu Âu cho biết.
Phong đến với nghề này từ năm 2014 với nhu cầu mua thiết bị chơi game của bản thân. “Thời đó muốn mua các sản phẩm Nintendo, tôi phải đặt hàng từ Mỹ. Tôi có thể vào web, xem hàng, thêm vào giỏ nhưng đến bước thanh toán, tôi bị chặn”, Phong kể lại.
Có người anh đang học tại Mỹ, tôi hiểu được quy trình để thanh toán thành công. Cụ thể, Phong sẽ nhờ một người bên Mỹ mua hộ rồi chuyển về Việt Nam. Từ nhu cầu cá nhân và sự nhanh nhạy, Phong quyết định mở dịch vụ “mua hộ” các loại hàng hóa như Mỹ phẩm, giày dép, gaming gear…
“Thời thương mại điện tử Việt Nam chưa phát triển, mùa mua sắm Black Friday là lúc tôi kiếm được nhiều tiền nhất”, Phong nói.
Một số sản phẩm thiết yếu như nước hoa, giày dép, áo quần sẽ được Phong chọn để “săn”. Các mặt hàng này có lúc được sale đến 50%, nhanh chóng được tiêu thụ khi về đến Việt Nam.
“Những dịp Black Friday, ngoài mua hộ, tôi còn săn hàng giá rẻ về bán kiếm lời. Trừ hết chi phí vận chuyển, khai thuế, tôi có thể lời đến 20-30% giá trị món hàng”, Phong nói.
Hiện, các sàn châu Á đã khá tân tiến trong việc xác minh giao dịch. Tuy vậy, ở các nước như Mỹ hay châu Âu, việc những sàn nhỏ, cửa hàng chặn IP Việt vẫn diễn ra.
“Nếu không có sàn nào chặn IP, khách hàng có thể mua xuyên biên giới trực tiếp, có lẽ nghề ‘mua hộ’ hàng hóa sẽ đến hồi kết”, Phong nhận định.
sửa máy tính tận nơi quận nhà bè
“Một người bạn ở Đức của tôi gửi liên kết đến trang bán giày. Anh ấy nói năm nay trang 43einhalb có đợt khuyến mãi khủng. Tuy vậy, tôi không thể truy cập trang web trên”, Tuấn Vũ, nhân viên văn phòng ngụ Bình Thạnh, quận 8 , TP.HCM cho biết.
Tương tự trường hợp của Vũ, Stephen, giáo viên tiếng Anh hiện sống ở Việt Nam cho biết anh định mua sắm một số món quà tặng gia đình nhân Lễ Tạ ơn ở quê nhà nhưng không được.
“Tôi có thể truy cập trang web, nhưng khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại Mỹ của tôi, giao dịch bị từ chối”, Stephen cho biết.
Chặn IP người dùng để bảo vệ sàn
Với người dùng, đây có thể là vấn đề mới nhưng với người bán hàng online nhập khẩu, chuyện này “thường như cơm bữa”.
Nếu như GPS giúp xác định vị trí thiết bị đang ở đâu trên bản đồ thế giới, địa chỉ IP cũng giúp tìm ra thiết bị đó đang kết nối với mạng Internet ở đâu.
“Có nhiều lý do như Việt Nam không phải nhóm khách hàng họ muốn bán, các vấn đề bảo mật trang web. Nhưng hơn hết, nguyên nhân chính là IP Việt Nam đã mất uy tín từ lâu do nạn ăn cắp thẻ tín dụng rồi mua hàng online”, Vũ Nguyễn, người có kinh nghiệm 6 năm bán hàng nhập khẩu tại TP.HCM cho biết.
Cụ thể, khi chấp nhận các giao dịch từ thẻ tín dụng bị hack, sàn sẽ phải trả lại tiền cho nạn nhân. Đồng thời, họ cũng mất luôn món hàng đã chuyển đến cho hacker.
Điều này đúng với trường hợp của Stephen. Sau khi thanh toán thẻ tín dụng được lập ở Mỹ của mình, Stephen nhận được email từ ngân hàng. “Họ thông báo tài khoản của tôi có khả năng đã bị hack và sử dụng bởi một ai đó ở Việt Nam. Trong khi người đó là tôi. Hơn 10 năm đi nhiều nơi ở châu Á, tôi thanh toán bình thường ở các nước như Nhật, Singapore, Đài Loan…”, Stephen cho biết.
Công nghệ xác minh giao dịch đang thay đổi
Theo ông Nguyễn Trí Đức, chuyên gia bảo mật đang làm việc tại Mỹ, trước đây việc chặn IP là bước để chống lại các cuộc tấn công. Một số trường hợp chặn IP để tránh các giao dịch từ một số quốc gia nhất định.
“Tuy vậy, việc này hết sức cảm tính. Nếu bạn thật sự muốn tấn công hay lừa đảo, có hàng nghìn cách để vượt qua việc chặn IP. Trong đó, sử dụng VPN là cách phổ biến”, ông Đức cho biết.
Theo chuyên gia này, thay vì chặn IP, giới hạn việc mua sắm của khách hàng, các sàn thương mại điện tử nên nâng cấp hệ thống xác minh giao dịch. Điển hình là trường hợp của Amazon hay AliExpress. Khách hàng có thể sử dụng thẻ từ bất kỳ đâu để thanh toán.
“Hệ thống UnionPay của Trung Quốc hiện đứng đầu trong việc xác minh dòng tiền. Các giao dịch từ sàn đều được quy về một mối là UnionPay. Điều này giúp việc thu hồi tiền từ lừa đảo rất nhanh chóng. Lâu dài sẽ không có kẻ nào lừa đảo khi biết số tiền mình kiếm được sẽ bị thu hồi”, ông Đức nói thêm.
Trong khi đó, Amazon sử dụng những cổng thanh toán (Pay Gate) uy tín. Với lượng thông tin lớn, họ có thể kiểm tra, phát hiện các giao dịch bất thường rất tốt.
“Trước đây các sàn không thể tự xây dựng Pay Gate bởi chi phí quá cao. Nhưng hiện nay, nhiều trang mua sắm đã chuyển sang hướng thuê cổng xác thực thanh toán. Nói chung, sàn càng hiện đại thì việc chặn IP của một quốc gia nào đó càng ít xảy ra”, ông Vũ Nguyễn cho biết.
Việc các sàn chặn IP vô tình tạo ra nghề “mua hộ” hàng hóa tại nhiều quốc gia. “Nếu người dùng có thể tự đặt, tự thanh toán hàng hóa xuyên quốc gia được thì sẽ không có nghề mà tôi đang làm”, Phong Nguyễn, người chuyên “mua hộ” hàng hóa từ các nước châu Âu cho biết.
Phong đến với nghề này từ năm 2014 với nhu cầu mua thiết bị chơi game của bản thân. “Thời đó muốn mua các sản phẩm Nintendo, tôi phải đặt hàng từ Mỹ. Tôi có thể vào web, xem hàng, thêm vào giỏ nhưng đến bước thanh toán, tôi bị chặn”, Phong kể lại.
Có người anh đang học tại Mỹ, tôi hiểu được quy trình để thanh toán thành công. Cụ thể, Phong sẽ nhờ một người bên Mỹ mua hộ rồi chuyển về Việt Nam. Từ nhu cầu cá nhân và sự nhanh nhạy, Phong quyết định mở dịch vụ “mua hộ” các loại hàng hóa như Mỹ phẩm, giày dép, gaming gear…
“Thời thương mại điện tử Việt Nam chưa phát triển, mùa mua sắm Black Friday là lúc tôi kiếm được nhiều tiền nhất”, Phong nói.
Một số sản phẩm thiết yếu như nước hoa, giày dép, áo quần sẽ được Phong chọn để “săn”. Các mặt hàng này có lúc được sale đến 50%, nhanh chóng được tiêu thụ khi về đến Việt Nam.
“Những dịp Black Friday, ngoài mua hộ, tôi còn săn hàng giá rẻ về bán kiếm lời. Trừ hết chi phí vận chuyển, khai thuế, tôi có thể lời đến 20-30% giá trị món hàng”, Phong nói.
Hiện, các sàn châu Á đã khá tân tiến trong việc xác minh giao dịch. Tuy vậy, ở các nước như Mỹ hay châu Âu, việc những sàn nhỏ, cửa hàng chặn IP Việt vẫn diễn ra.
“Nếu không có sàn nào chặn IP, khách hàng có thể mua xuyên biên giới trực tiếp, có lẽ nghề ‘mua hộ’ hàng hóa sẽ đến hồi kết”, Phong nhận định.
sửa máy tính tận nơi quận nhà bè