Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Y Tế Nên làm gì khi bé sơ sinh bị khò khè lúc ngủ

duocsaomai

New Member
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tuổi
19
Bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ là tình trạng gì? Nguyên nhân do đâu? Bố mẹ cần phải làm gì để giúp con dễ chịu hơn? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
  1. Bé sơ sinh bị khò khè là gì?


be_so_sinh_bi%CC%A3_kho_khe_1.jpg

Tình trạng khò khè khiến trẻ gặp khó khăn khi hô hấp
Bé sơ sinh bị khò khè khi ngủ là tình trạng phát ra âm thanh bất thường khi thở, thường xuất hiện khi trẻ ngủ hoặc bú. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập, khiến phế quản bị co thắt, sưng và phù nề. Điều này làm cho cơ thể sản sinh nhiều dịch, dẫn đến sự ứ đọng và tắc nghẽn ở cuống phổi hoặc phế quản, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp và thở khò khè.

  1. Nguyên nhân bé sơ sinh bị khò khè


be_so_sinh_bi%CC%A3_kho_khe_2.jpg

Bé bị khò khè do virus gây ra
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé sơ sinh bị khò khè, phổ biến nhất gồm 5 nguyên nhân sau:

  • Bé mắc bệnh viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, thường do virus gây ra, đặc biệt phổ biến khi chuyển mùa hoặc khi thời tiết lạnh. Bệnh này làm cơ thể tiết nhiều đờm và dịch nhầy, gây tắc nghẽn đường hô hấp và dẫn đến hiện tượng thở khò khè và ho ở trẻ.
  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều đờm và dịch nhầy hơn. Ở trẻ sơ sinh, khả năng tự làm sạch cổ họng chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến tích tụ đờm và dịch nhầy, gây tắc nghẽn đường thở và thở khò khè. Tuy nhiên, thở khò khè do dị ứng không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói bụi và khói thuốc lá cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trong một số trường hợp, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và trẻ hít phải một lượng nhỏ chất lỏng này vào phổi. Axit dạ dày gây kích ứng và sưng phù đường hô hấp, dẫn đến hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
  • Mềm sụn thanh quản: Đây là một bất thường bẩm sinh khiến cấu trúc thượng thanh môn mềm yếu, dẫn đến thanh quản bị xẹp vào trong, gây thở khò khè. Mềm sụn thanh quản chiếm 60% tổng số các trường hợp bất thường bẩm sinh về thanh quản, với tỷ lệ bé trai mắc phải cao gấp đôi so với bé gái. Khoảng 80 – 100% các ca bệnh đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra,bé sơ sinh bị khò khè còn có thể do các nguyên nhân khác như: dị vật trong đường hô hấp, viêm thanh phế quản cấp tính, viêm amidan cấp tính, các bệnh lý tim mạch, dị tật hộp sọ, hoặc có khối u ở phổi.

  1. Nên làm gì khi bé sơ sinh bị khò khè lúc ngủ?


be_so_sinh_bi%CC%A3_kho_khe_3.jpg

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Khi bé sơ sinh bị khò khè lúc ngủ, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện tình trạng hô hấp:

  • Đảm bảo môi trường sạch sẽ và thoáng mát: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, và lông thú cưng. Giữ phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, và không có mùi hương mạnh như nước hoa hay chất tẩy rửa.
  • Nâng cao đầu khi ngủ: Đặt một chiếc gối nhỏ hoặc một khăn mềm dưới nệm để nâng cao phần đầu và vai của bé. Điều này có thể giúp đường hô hấp của bé không bị tắc nghẽn do đờm hoặc dịch nhầy.
  • Giữ ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giữ độ ẩm không khí ở mức vừa phải, giúp làm loãng đờm và dịch nhầy trong đường hô hấp.
  • Vệ sinh mũi cho bé: Sử dụng dung dịch muối sinh lý để nhỏ vào mũi bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng lấy đi đờm và dịch nhầy, giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Giữ bé trong tư thế ngồi hoặc bế đứng sau khi ăn: Sau khi bé bú xong, giữ bé trong tư thế thẳng đứng trong khoảng 20-30 phút để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đưa bé đi khám bác sĩ: Nếu tình trạng khò khè của bé kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho nhiều, bú kém, hoặc khó thở, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không tự ý dùng thuốc: Tránh tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
Với những thông tin về tình trạng bé sơ sinh bị khò khè mà bài viết cung cấp phía trên hy vọng sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn và nắm được các xử lý cho các bé, giúp con ngủ ngon giấc hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, việc thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là cần thiết.

nguồn dược sao mai
 
Bên trên