Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Những bất cập khi giá Gas tăng vọt

bobodinh

Member
Bài viết
509
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
35
Địa chỉ
bình dương
Những bất cập khi giá Gas tăng vọt Không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm cự trước tình cảnh giá gas tăng đột biến. Cắt giảm công suất và lao động Đầu tháng Hai, Công ty Cổ phần sứ Cosani (gọi tắt Cosani, khu công nghiệp Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) dù máy phát điện 3 pha cũ nhập giá sỉ (rẻ hơn thị trường), nhưng giá gas vẫn tăng hơn 5.000 đồng/kg (từ hơn 21.000 đồng lên gần 26.000đồng/kg).
ban-va-bao-hanh-toan-quoc-may-phat-dien-mitsubishi-100kva_1561607753.jpg
Ông Trần Nguyễn Phúc Sinh, Phó tổng giám đốc Cosani cho hay, mỗi tháng đơn vị sử dụng trên dưới 70 tấn gas, ít nhất Công ty phải bội chi thêm 300-350 triệu đồng/tháng. Những năm trước, trung bình mỗi tháng Công ty chỉ đầu tư chừng hai đến ba tỷ là vận hành hết tất cả các công đoạn từ chi phí nhiên liệu, nhân công, vận chuyển...?Nay phải cần ít nhất năm đến sáu tỷ đồng mới hoạt động đủ, tăng gấp hai lần. Tại các khu công nghiệp Đà Nẵng, Quảng Nam, giá gas tác động mạnh lên các đơn vị có nguồn tiêu thụ gas lớn như nung sứ, gạch men, dệt may... Theo ông Huỳnh Văn Thanh - Giám đốc Công ty Đồng Tâm miền Trung (khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam), toàn bộ dây chuyền sản xuất của Đồng Tâm hiện đang dùng nhiên liệu chính là gas. Do đó, mỗi tháng đơn vị sẽ phải bù chi phí tăng thêm từ 1,5 - 2,6 tỷ đồng tiền nhiên liệu. Theo lãnh đạo Công ty Cosani, toàn nhà máy chỉ hoạt động 50% công suất, cắt giảm từ hơn 300 công nhân xuống còn 260 người. Các biện pháp đầu tư thay đổi công nghệ từ gas sang các loại khí đốt khác như than không thể thực hiện do vốn cao, lại không đảm bảo chất lượng sản phẩm và môi trường. Theo các doanh nghiệp sứ, gạch men, phí nhiên liệu (gas) chiếm hơn 40% tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, nhưng việc tăng giá sản phẩm theo giá gas là điều khó thực hiện. Ông Sinh nói: "Từ năm 2011 đến nay, giá gas tăng 45% nhưng đơn vị mới chỉ có một lần tăng giá sản phẩm lên 15% từ giữa năm 2011. Nếu tăng giá nữa sẽ làm giảm sức cạnh tranh thị trường, đặc biệt với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu”. Ông Vương Thế Vũ, Giám đốc Xí nghiệp Sành sứ Thăng Bình (Quảng Nam) nói: Các hợp đồng sản xuất mặt hàng sành với các đối tác nước ngoài vẫn theo đơn giá cũ. Nếu tăng giá, đơn vị gặp khó trong việc thu hút hợp đồng mặt hàng. Nhiều khâu đoạn xí nghiệp phải chuyển sang dùng than, củi đốt vì mặt hàng gas, dầu diesel quá đắt đỏ. Gas loạn giá, bếp từ lên ngôi Khảo sát tại các đại lý gas Petrolimex và các địa lý bán lẻ ở Đà Nẵng, giá gas cùng loại được rao bán chênh lệch 10.000 - 20.000 đồng/bình 12kg. Theo giá niêm yết của cửa hàng gas Petrolimex (đường Quang Trung), giá 454.000 đồng/bình 12kg… nhưng tại đại lý ga A.P (Nại Hiên Đông, Sơn Trà), giá bình gas 12 kg Petrolimex lên đến 470.000 đồng, loại gas hồng được rao bán 450.000 đồng/bình 12kg. "Giá gas tăng chóng mặt nhưng lại bán nhiều giá khác nhau, khiến người tiêu dùng điêu đắng, gây áp lực nên bữa ăn gia đình", chị Nguyễn Thị Khiêm (35 tuổi, trú đường 3 - 2 Đà Nẵng) nói. Nhiều người dân lựa chọn các loại bếp từ, bếp than để phụ đun nấu trong gia đình, hạn chế tiền gas. Tại các cửa hàng, bếp từ trên đường Hùng Vương, lượng tiêu thụ bếp từ tăng 20-30% so với ngày thường. Bà Trần Thị Như Hoa, Phó giám đốc Trung tâm Phan Khang Đà Nẵng cho biết, do đặc tính an toàn, không cháy nổ, vệ sinh và tiết kiệm điện nên bếp từ đang được người dân lựa chọn sử dụng nhiều trong gia đình. Từ trước Tết đến nay, lượng tiêu thụ bếp từ tăng gấp đôi so với những tháng trước.
 
Bên trên