willxvnrao
Member
- Bài viết
- 498
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 18
- Tuổi
- 35
Nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng gây ra mùi khó chịu Một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất là từ đồ nội thất, đặc biệt là nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng… Chia sẻ tại hội thảo “Xu hướng sản xuất, sử dụng nội thất gỗ công nghiệp và những tác động đến Máy tạo ozone khử mùi không khí chất lượng không khí trong nhà (IAQ)” sáng nay 24/10, ông Phạm Văn Lương, Chủ tịch HPL Group cho hay: “Lâu nay chúng ta chỉ đề cập đến chất lượng không khí bên ngoài mà chưa bao giờ quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà, nơi mình ở, làm việc.
Trong khi đó, nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà được là vấn đề được đánh giá nghiêm trọng và có mức độ gây tử vong cao nhất, vì có tới 80% - 90% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất là từ đồ nội thất, đặc biệt là nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng…”. Tại hội thảo, các diễn giả đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm: khí radon từ vật liệu xây dựng, khí phát tán từ việc đốt cháy nhiên liệu trong bếp, lò vi sóng, từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các sản phẩm ví dụ như mỹ phẩm và chất tẩy rửa, các chất gây nhiễm khuẩn sinh học từ con người, vật nuôi, cây cảnh và đặc biệt là Formadehyde từ các sản phẩm gỗ ép như đồ nội thất, cửa… Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê, năm 2012 có 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên toàn cầu thì trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân của 50% số bệnh lý của con người, đó là bệnh nhà kín, ảnh hưởng của nó cao từ 2 - 8 lần so với các bệnh có nguyên nhân là ô nhiễm bên ngoài. Tại Việt Nam, năm 2012, Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu tại 6 văn phòng trong 4 tòa nhà ở nội thành Hà Nội. Các tòa nhà này đều được xây dựng sau năm 2008, có kết cấu kín, sử dụng hệ thống thông gió điều hòa trung tâm. Kết quả cho thấy nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm (nơi cao nhất là 940ppm), nồng độ formaldehyde là 0,023 ppm (cao nhất 0,046 ppm), nồng độ ozon là 0,067ppm (cao nhất là 0,091ppm), nồng độ các chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33 ppm, nồng độ bụi hô hấp là 0,208 mg/m3, các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm là 1285Sl/m3… Các kết quả này đều vượt quá mức độ cho phép. Hiện Việt Nam có gần 7.000 doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất đồ nội thất gỗ, trong đó có gần 3.000 doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu. Năm 2016, giá trị sản xuất của ngành đồ gỗ nội thất đạt 770 triệu USD và dự kiến sẽ vượt mức 1.1 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, có tới hơn 80% sản phẩm nội thất trên thị trường được làm từ gỗ công nghiệp và phần lớn được sản xuất bởi các xưởng gia công, hộ sản xuất tại các làng nghề do đó khó kiểm soát formaldehyde trong sản phẩm nội thất... Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde là loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde sẽ tác động lên da và hệ hô hấp gây nên các bệnh về bạch cầu, gây ung thư. Đặc biệt với phụ nữ có thai, formaldehyde là tác nhân gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. TS.Trịnh Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Vật liệu xây dựng hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng – Viện vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: “Formaldehyde là chất cực độc có trong keo gắn gỗ dùng trong chế biến gỗ nhân tạo (gỗ công nghiệp). Formaldehyde có thể tồn dư trong các sản phẩm gỗ nhân tạo và phát tán ra không khí trong quá trình sử dụng. Hiện Việt Nam mới đang xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ. Trước đó, trong quy chuẩn Việt Nam 06/2009 đã quy định nồng độ formaldehyde tối đa cho phép tồn tại trong không khí xung quanh trong vòng 1 giờ là 20 microgam trong 1m3. Quy định là vậy nhưng dường như chưa có sự kiểm soát cho vấn đề này”. Ông Tagawa Daichi, Giám đốc Khu vực Đông Dương - Tập đoàn AICA (Nhật Bản) chia sẻ: “Khí formaldehyde không màu nhưng có mùi hăng rất mạnh. Với nồng độ trên 0.1mg/kg trong không khí, formaldehyde hít phải gây kích ứng mắt và màng nhầy, rách, đau đầu, nóng ở họng và khó thở. Nếu uống phải dung dịch formaldehyde sẽ chuyển thành axit formic trong cơ thể, tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nôn mửa, hạ thân nhiệt, hôn mê và tử vong. Tại Nhật Bản, việc kiểm soát mức phát khí thải formaldehyde rất chặt chẽ, như sản phẩm muốn ra thị trường phải chịu nhiều khâu kiểm soát này…”.
Relate Threads
Interested Threads