masterlai2011
New Member
- Bài viết
- 25
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
- Tuổi
- 27
Công nghệ không ngừng tiến bộ, tạo ra vai trò then chốt của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số trong giáo dục là điều kiện cần thiết mà các cơ sở giáo dục phải đáp ứng để đảm bảo kế hoạch tiến độ, chất lượng đào tạo, mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý nhằm hướng đến phát triển bền vững; đóng góp vào việc đào tạo nhân lực chất lượng, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế.
I. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 như sau:
“Xây dựng nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, áp dụng toàn diện công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá nhân hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
II. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường
Chuyển đổi số trong giáo dục được biểu hiện qua việc sử dụng một số phần mềm trong quản lý như:
Phần mềm VNEdu, SMAS, Cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS; phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, quản lý tài sản, hỗ trợ kê khai thuế; giao dịch kho bạc, phần mềm quản lý thư viện, soạn thời khóa biểu bằng phần mềm TKB, phần mềm Ioffice để quản lý công văn đi, đến, …;
Sử dụng Zalo, Facebook, SMS để chuyển tải, truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh:,….
Các phần mềm đã được ứng dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá như: các phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, phầm mềm chấm thi trắc nghiệm như Mr Test, TN trắc nghiệm, các ứng dụng Google Form, Google trang tính, …
Đặc biệt trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến rất phức tạp. Với phương châm “dừng đến trường, không dừng học” các nhà trường đã chủ động ứng dụng CNTT trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá để hoàn thành chương trình kế hoạch năm học đúng tiến độ.
Các phần mềm để dạy học online, kiểm tra, đánh giá hội họp trực tuyến đã được sử dụng như: Microsoft Team, Zoom, Google meet, K12 Online, … Tuy nhiên phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực, kiểm soát học sinh.
Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ các năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục là phải dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giáo viên, học sinh.
Hiện nay việc thực hiện Chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học nhưng nhìn chung đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ.
Nhìn chung nhiều thầy cô còn yếu kỹ năng công nghệ thông tin, chưa thành thạo sử dụng nhiều phần mềm mới để hỗ trợ trong dạy, học và kiểm tra đánh giá; cơ sở dữ liệu của nhà trường còn quản lý manh mún trên nhiều hệ thống, chưa có một phần mềm chung để quản lý toàn bộ quy trình, hoạt động của nhà trường.
Tìm hiểu chi tiết thực trạng: chuyển đổi số trong giáo dục
III. Những khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
Các nhà trường còn gặp nhiều hạn chế về nhận thức và tư duy liên quan đến chuyển đổi số như:
- Đầu tiên, đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường còn chưa nắm vững được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục.
Nguyên nhân: một số thầy cô cán bộ quản lý đã có tuổi nên khó tiếp thu công nghệ thông tin; Một số thầy cô trẻ còn e ngại khi thay đổi phương pháp giảng dạy.
· Còn tồn tại sự hiểu lầm, cho rằng chỉ cần sử dụng công nghệ thông tin là đã chuyển đổi số
· Còn thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn về kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số, chưa nắm rõ được các bước, mô hình, phương thức chuyển đổi số.
· Nhiều giáo viên còn yếu về kiến thức tin học cơ bản, kĩ năng sử dụng các phần mềm; còn ngần ngại khi đổi mới.
– Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu thốn, lỗi thời, chưa thống nhất, nhiều nhà trường chưa đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi số.
– Cơ sở dữ liệu của các nhà trường trong toàn tỉnh còn được quản lý rời rạc trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau.
– Tài chính là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề lựa chọn và sử dụng các phần mềm ứng dụng hiệu quả.
– Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện về học liệu số. Hiện nay có rất nhiều học liệu số lan truyền, thiếu tính xác thực và không được đảm bảo về chất lượng cũng như nội dung.
– Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần có hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.
IV. Một số giải pháp đề xuất
Để đạt được mục tiêu Chuyển đổi số trong giáo dục, sẽ có một số giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục và các thành quả ứng dụng CNTT đã mang lại bằng cách tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để họ có thể làm việc hiệu quả trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề về kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê trong giáo dục. Kết nối cơ sở dữ liệu ngành với hệ thống phần mềm quản trị nhà trường để sử dụng các sổ điện tử bao gồm: sổ theo dõi kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh, học bạ điện tử, sổ đăng bộ điện tử và các sổ điện tử khác theo điều kiện và yêu cầu của nhà trường.
- Rà soát và lập kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, dạy môn Tin học, dạy học trực tuyến và làm việc trực tuyến; đảm bảo kết nối Internet tới nhà trường.
- Nhà trường xây dựng quy chế quản lý, duy trì và khai thác các hệ thống CNTT, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Phân công rõ ràng trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi triển khai ứng dụng CNTT; có các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để phát triển các phần mềm, công cụ nhằm cải thiện hiệu quả quản lý giáo dục. Chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi.
- Thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, tìm nguồn tài trợ tích cực trang bị cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang mang lại những tác động tích cực, hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo. Chuyển đổi số không phải là công việc đơn giản một sớm, một chiều nhưng với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường, chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững ngành giáo dục của tỉnh nhà.
I. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 như sau:
“Xây dựng nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, áp dụng toàn diện công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá nhân hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
II. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường
Chuyển đổi số trong giáo dục được biểu hiện qua việc sử dụng một số phần mềm trong quản lý như:
Phần mềm VNEdu, SMAS, Cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS; phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, quản lý tài sản, hỗ trợ kê khai thuế; giao dịch kho bạc, phần mềm quản lý thư viện, soạn thời khóa biểu bằng phần mềm TKB, phần mềm Ioffice để quản lý công văn đi, đến, …;
Sử dụng Zalo, Facebook, SMS để chuyển tải, truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh:,….
Các phần mềm đã được ứng dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá như: các phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, phầm mềm chấm thi trắc nghiệm như Mr Test, TN trắc nghiệm, các ứng dụng Google Form, Google trang tính, …
Đặc biệt trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến rất phức tạp. Với phương châm “dừng đến trường, không dừng học” các nhà trường đã chủ động ứng dụng CNTT trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá để hoàn thành chương trình kế hoạch năm học đúng tiến độ.
Các phần mềm để dạy học online, kiểm tra, đánh giá hội họp trực tuyến đã được sử dụng như: Microsoft Team, Zoom, Google meet, K12 Online, … Tuy nhiên phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực, kiểm soát học sinh.
Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ các năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục là phải dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giáo viên, học sinh.
Hiện nay việc thực hiện Chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học nhưng nhìn chung đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ.
Nhìn chung nhiều thầy cô còn yếu kỹ năng công nghệ thông tin, chưa thành thạo sử dụng nhiều phần mềm mới để hỗ trợ trong dạy, học và kiểm tra đánh giá; cơ sở dữ liệu của nhà trường còn quản lý manh mún trên nhiều hệ thống, chưa có một phần mềm chung để quản lý toàn bộ quy trình, hoạt động của nhà trường.
Tìm hiểu chi tiết thực trạng: chuyển đổi số trong giáo dục
III. Những khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
Các nhà trường còn gặp nhiều hạn chế về nhận thức và tư duy liên quan đến chuyển đổi số như:
- Đầu tiên, đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường còn chưa nắm vững được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục.
Nguyên nhân: một số thầy cô cán bộ quản lý đã có tuổi nên khó tiếp thu công nghệ thông tin; Một số thầy cô trẻ còn e ngại khi thay đổi phương pháp giảng dạy.
· Còn tồn tại sự hiểu lầm, cho rằng chỉ cần sử dụng công nghệ thông tin là đã chuyển đổi số
· Còn thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn về kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số, chưa nắm rõ được các bước, mô hình, phương thức chuyển đổi số.
· Nhiều giáo viên còn yếu về kiến thức tin học cơ bản, kĩ năng sử dụng các phần mềm; còn ngần ngại khi đổi mới.
– Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu thốn, lỗi thời, chưa thống nhất, nhiều nhà trường chưa đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi số.
– Cơ sở dữ liệu của các nhà trường trong toàn tỉnh còn được quản lý rời rạc trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau.
– Tài chính là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề lựa chọn và sử dụng các phần mềm ứng dụng hiệu quả.
– Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện về học liệu số. Hiện nay có rất nhiều học liệu số lan truyền, thiếu tính xác thực và không được đảm bảo về chất lượng cũng như nội dung.
– Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần có hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.
IV. Một số giải pháp đề xuất
Để đạt được mục tiêu Chuyển đổi số trong giáo dục, sẽ có một số giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục và các thành quả ứng dụng CNTT đã mang lại bằng cách tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để họ có thể làm việc hiệu quả trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề về kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê trong giáo dục. Kết nối cơ sở dữ liệu ngành với hệ thống phần mềm quản trị nhà trường để sử dụng các sổ điện tử bao gồm: sổ theo dõi kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh, học bạ điện tử, sổ đăng bộ điện tử và các sổ điện tử khác theo điều kiện và yêu cầu của nhà trường.
- Rà soát và lập kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, dạy môn Tin học, dạy học trực tuyến và làm việc trực tuyến; đảm bảo kết nối Internet tới nhà trường.
- Nhà trường xây dựng quy chế quản lý, duy trì và khai thác các hệ thống CNTT, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Phân công rõ ràng trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi triển khai ứng dụng CNTT; có các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để phát triển các phần mềm, công cụ nhằm cải thiện hiệu quả quản lý giáo dục. Chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi.
- Thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, tìm nguồn tài trợ tích cực trang bị cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang mang lại những tác động tích cực, hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo. Chuyển đổi số không phải là công việc đơn giản một sớm, một chiều nhưng với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường, chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững ngành giáo dục của tỉnh nhà.