Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Mẹ và Bé Phòng tránh động thai cho mẹ bầu như thế nào?

HoangAnh68

Member
Bài viết
191
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
29
Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.

1. Dấu hiệu động thai

Bỗng nhiên mẹ thấy đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo – đây là những biểu hiện động thai thường gặp. Hiện tượng này còn được gọi là dọa sảy thai và thường xảy ra ở 20 tuần đầu của thai kỳ. Bà bầu bị ra máu rất ít với một đốm nhỏ hoặc vệt máu màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc hơi nâu khi thay đồ lót hoặc vệ sinh cơ thể sau khi đi toilet. Tuy nhiên, một số mẹ có thể bị chảy máu khá nhiều.

Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác mà mẹ bầu nên lưu ý:

- Cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới, thỉnh thoảng kèm đau lưng:

- Thử thai âm tính

- Bóc tách bánh nhau khi siêu âm

- Dịch nhờn ở âm đạo nhiều

- Mất triệu chứng mang thai

2. Nguyên nhân gây động thai

Việc nắm rõ những nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp mẹ phòng tránh những nguy cơ dù là nhỏ nhất.

Những nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng dọa sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu, mẹ bị mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp động thai xảy ra do sơ xuất của mẹ. Chắc hẳn các mẹ không ngờ những hành động nhỏ như xoa bụng có thể gây co bóp tử cung và gây động thai. Việc ba mẹ gần gũi một cách quá mạnh bạo cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều mẹ đã áp dụng máy móc lời khuyên phải tập thể dục khi mang thai dẫn đến hoạt động quá sức, gây sức ép lên vùng chậu và có thể gây động thai.

dau-hieu-dong-thai-2.jpg

3. Cách xử lý khi bị động thai

- Nếu sẩy thai sắp xảy ra thì bạn thường không thể ngăn chặn nó. Trong quá khứ, nếu như có xuất huyết sớm khi mang thai và chẩn đoán cho thấy có nguy cơ sẩy thai thì thai phụ được khuyên nên giảm bớt các hoạt động hoặc thậm chí là nằm nghỉ trên giường. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ nhận ra rằng có rất ít bằng chứng cho thấy bất kỳ sự can thiệp nào có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai.

- Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bị sẩy thai trong tương lai bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân, ăn uống lành mạnh, bổ sung axit folic, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.

- Nếu bạn mắc bất cứ bệnh nào trong thời gian mang thai thì tốt nhất nên làm việc với bác sĩ để lên một kế hoạch điều trị giúp cho bạn và bào thai là an toàn và khỏe mạnh nhất có thể.

- Lưu ý rằng sẩy thai không xảy ra do các hoạt động thể chất thường ngày, các tai nạn nhỏ, thể dục, quan hệ tình dục, hoặc vấp ngã nhẹ.

- Nếu bạn đã bị sẩy thai vài lần liên tục, bác sĩ có thể khuyên bạn và chồng tiến hành đánh giá chi tiết để giúp nhận biết, nếu có thể, lý do gây sẩy thai.

>> Tìm hiểu bài thuốc đông y từ củ gai tươi an thai giúp điều trị động thai hiệu quả
 
Bên trên