Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Qui trình và tiêu chuẩn chọn giống khi trồng trà xanh

duseovntop

Member
Bài viết
513
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
35
Qui trình và tiêu chuẩn chọn giống khi trồng trà xanh Chè xanh là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng. Vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng chè xanh sẽ cho hiệu quả cao. Trồng khi đất đủ ẩm, sau khi mưa trời râm mát. Ở hạt điều rang muối vỏ lụa miền Bắc tốt nhất là tháng 8 – 10 (mưa ngâu) cũng có thể trồng vào tháng 2 – 3 (mưa Xuân). Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ 5 – 7. Nếu sau trồng gặp hạn thì cần phải tưới nước cho chè mau bén rễ.
hat-dieu-rang-muoi-con-vo-lua-hop-tron-500g-loai-dac-biet_1543898945.jpg
1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống: + Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng: - Vùng thấp (độ cao dưới 100m): Nhõn trồng cỏc giống chố chọn tạo trong nước như giống LDP1, LDP2, PH8, PH9, Các giống nhập nội từ Trung Quốc và giong Trung du chọn lọc. - Vùng giữa: Phân vùng có độ cao 100 – 500m trồng các giống LDP1, LDP2 và Shan chọn lọc giâm cành. Phân vùng có độ cao 500 – 1000m trồng giống Shan chọn lọc, TRI777 giâm cành. - Vùng cao (hơn 1000m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ. + Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn: Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi. Mầm cây cao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa. 2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1-2 và tháng 7-8; phía Nam tháng 2-3 và tháng 5-7. Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc ttháng 1-3 và tháng 8-9; phía Nam tháng 2-4 và tháng 6-7 khi đất đủ ẩm. - Nơi dốc < 15độ : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. - Nơi dốc > 15độ : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m. 3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây. 4, Phân Bón Lót: Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng. 5, Kỹ Thuật Trồng Cây Chè: Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính. Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồngdày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên. Loại cỏ, rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh. 6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chè: 6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. 6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Đốn tạo hình: Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm. Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm. Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh. Đốn lửng: Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm. Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm. 4.5.5. Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1. - Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng. - Đốn đau trước, đốn phớt sau. - Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau. Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè. 6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chè: - Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha. . - Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha. Số lần bón: 4 lần trong năm. Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2) Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5) Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7) Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9) 7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chè: Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường. Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể: - Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh. - Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè. - Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè. 8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Hái tạo hình chè KTCB: - Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên. - Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên. Hái tạo hình sau khi đốn: - Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.. - Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1. Hái chè kinh doanh: a) Hái đọt và 2 – 3 lá non ( Xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 -71-1054-71) b) Thời vụ: Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá. Vụ hè thu (tháng 5-10) : Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá. Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá. 5.1.4.Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản. Bảo quản: Chè bup tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất va đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.
 
Bên trên