duseovntop
Member
- Bài viết
- 513
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 35
Sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhà nông Sầu riêng là cây trồng có giá trinh kinh tế cao, ở nước ta sầu riêng chủ yếu được trồng ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây sầu riêng có tên khoa học là Durian, cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia… Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, bảng giá hạt điều rang muối xuất khẩu làm bánh keo, phụ gia… rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan… Hiện tại diện tích trồng cây sầu riêng ở nước ta chiếm hơn 15.000ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng… giống sầu riêng trồng chủ yếu ở nước ta: sầu riêng Ri6, Monthong, Chuồng bò… I.Khái quát cây sầu riêng
Sầu riêng là cây thuộc vùng nhiệt đới, phân loại hạt điều rang muối xuất khẩu chính vì thế, nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển là trong khoảng từ 22 - 300C. Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngấp úng vào mùa mưa. Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì bà con nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa, bazan… Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 - 30m, cây có tán lá thưa. Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên bà con cần trồng các loại cây chân gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm. Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng với những người không quen ngửi mùi sầu riêng sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng với những người thích ăn sầu riêng thì lại có thể gây thương nhớ. Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác. II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng 1.Nhân giống cây sầu riêng Có nhiều cách để nhân giống cây sầu riêng, việc tự nhân giống sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn. 1.1 Nhân giống bằng phương pháp hữu tính Phương pháp này bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằn cách ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm, rồi ươm vào bầu hặc gieo trực tiếp xuống hố trồng. Mỗi hố như vậy bà con gieo từ 2 - 3 hạt, khi cây phát triển bà con chọn cây phát triển khỏe, mạnh nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1 cây/hố trồng. Phương pháp nhân giống này ít được bà con nhà nông sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8 - 9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch. 1.2 Nhân giống bằng phương pháp vô tính : ghép cành chữ U, T Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép, bà con dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, bà con cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép sao bằng với vết cắt ở trên gốc ghép. Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại. Với cách ghép chữ T, hay tam giác đều làm tương tự cách làm với mắt ghép chữ U. 1.3 Nhân giống bằng tháp cành: có 2 phương pháp tháp cành chính: tháp nêm ( ghép nêm) và tháp ngọn ( ghép ngọn) Đối với phương pháp ghép nêm bà con nên sử dụng gốc tháp khoảng 3 - 5 tháng tuổi, phần thân thật có đường kính khoảng 4 - 5cm. Cành ghép chọn cành còn non, màu xanh nhạt đường kính 4 - 5mm, dài khoảng 30cm, chon cành mọc từ các cành chính hay từ thân chính. Đối với tháp ngọn: bà con sử dụng tháp từ 2 - 4 tháng tuổi, trước ngày ghép bà con chuẩn bị tháp ghép trước 10 - 20 ngày. 1.4 Chiết cành sầu riêng Bà con nên chiết cành giữa mùa mưa, cành chiết là những cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nên chọn các cành mới chuyển từ giai đoạn cành non qua trưởng thành, lá ở đọt chưa nở hết. Cách làm bà con dùng dao sắc khoanh một đoạn vỏ khoảng từ 5 - 9cm, tùy vào kích thước của cành chiết để diều chỉnh. Chỗ khoanh vỏ cách ngọn cành khoảng 60 - 70cm. Sau đó bà con loại bỏ phần tượng tầng (phần nhầy) ở trên vết cắt, phần này thường rất mỏng nên bà con cần làm cẩn thận để tránh làm tổn thương lỏi cât khiến cành chiết bị thối. Sử dụng đất bùn, xơ dừa… để tạo thành giá thể bọc quanh, tạo thành bầu to ở xung quanh chỗ chiết. Rồi dùng bao bố, nilon… bao lại. Bà con cần thường xuyên thăm vườn, những ngày mưa không cần phải tưới nước, nhưng những ngày nắng bà con cần cung cấp độ ẩm, tránh để bầu chiết bị khô. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể đưa ra trồng. Việc tự nhân giống sầu riêng giúp bà con giảm được chi phí đầu tư cũng như đảm bảo nguồn giống khỏe manh Nguồn:knkn.baria-vungtau.gov.vn 2.Kỹ thuật trồng Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng, sạch sâu bệnh bà con tiến hành trồng mới. Thường bà con nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giống khoảng 0,8cm trở lên. Bà con lưu ý bà con tiến hành đào hố, bón lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày bằng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Trong quá trình đó bà con tiến hành giữ ẩm cho hố. Bà con nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, mật độ 70 - 100 cây /ha, khoảng cách 10 - 12m/cây. - Bước 1:Trước khi trồng mới bà con nên đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố. - Bước 2: Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 - 2cm. - Bước 3: Bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong. Sau đó hạt điều rang muối nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2 - 3cm. Rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây. Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn. - Bước 4: Bà con phủ đất lên mô mà nén chặt, bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1 - 2m để khi tưới,nước không bị đọng lại ở rễ cây. - Bước 5: Cắm cọc giữ cây Bà con có thể sử dụng cọc tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1 - 2m, có đường kính 2-3cm tùy theo kích thước của cây giống đẻ làm giá đỡ cho cây. - Bước 6: Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước, giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng. - Bước 7: Che nắng. Bà con có thể sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô… để tiến hành che nắng cho cây con mới trồng, đồng thời bà con sử dụng rơm,, lá cay khô… để tủ gốc giữ ẩm cho cây.
Relate Threads
Interested Threads