vr360.dtsgroup
Member
“Chúng tôi sẽ thay đổi thế giới” là câu cửa miệng mà bạn có thể nghe thấy khi đứng tại Thung lũng Silicon. Mọi tổ chức, doanh nghiệp starup mới bắt đầu đều có những lý tưởng vượt ra khỏi phạm vi an toàn. Một trong số đó là OpenAI - phòng thí nghiệm nghiên cứu về trí trí tuệ nhân tạo AI do Elon Musk và các cộng sự đồng sáng lập. Họ muốn thay đổi thế giới bằng hệ thống mang tên Trí tuệ nhân tạo tổng hợp - Artificial General Intelligence (AGI). Vậy AGI là gì và những tác động của công nghệ này đến cuộc sống hiện nay như thế nào? Tất cả sẽ có trong series khám phá công nghệ mà VR360 giới thiệu tuần này. Đọc ngay bài viết để nắm trọn bộ thông tin từ A đến Z về AGI.
1. Trí tuệ nhân tạo tổng hợp AGI là gì?
AGI là thế hệ nâng cấp từ trí tuệ nhân tạo AI có khả năng hoàn thành hầu hết mọi nhiệm vụ trí tuệ mà con người hoặc động vật có thể làm và thậm chí có khả năng làm điều đó tốt hơn. Thường được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp hoặc trí tuệ nhân tạo toàn năng, được dịch từ cụm Artificial General Intelligence. AGI có thể suy nghĩ, hiểu và hành động giống như con người trong bất kỳ tình huống nào và có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ mà không cần được lập trình cụ thể cho từng nhiệm vụ. Đây cũng là điểm khác biệt với các hệ thống AI chuyên biệt như ChatGPT.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp được giới công nghệ gọi với tên là AI mạnh hoặc AI sâu. Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu khoa học về AI vẫn chưa thể đạt đến mức AGI. Họ cần phải tìm ra cách để máy móc có ý thức, lập trình đầy đủ các khả năng nhận thức để đưa việc tiếp nhận thông tin lên một cấp độ tiếp theo. Lý thuyết để phát triển AGI là đào tạo máy móc để có thể hiểu và làm việc như con người. Đây quả thực là một thách thức lớn dành cho các nhà nghiên cứu do việc chưa hiểu được các nguyên lý xử lý thông tin của não bộ.
Fujitsu-built K đã chế tạo một trong những siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Đó là một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất trong việc đạt được AI mạnh. Với hệ thống mất 40 phút để mô phỏng một giây hoạt động thần kinh, rất khó để xác định chính xác liệu AI có mạnh hay không. Vì vậy, điều này khiến chúng ta hiểu rằng rất khó đạt được AGI trong tương lai gần.
2. Những khả năng của trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Những đặc điểm tạo nên một AGI bao gồm: Khả năng học hỏi và thích ứng; khả năng suy đoán,sáng tạo và giải quyết vấn đề; khả năng tự nhận thức và tiếp thu, cuối cùng là khả năng giao tiếp. Đây là những đặc điểm mà các nhà khoa học cho rằng là yếu tố để tạo nên “trí tuệ nhân tạo đầy đủ - full A”.
3. Tiềm năng ứng dụng của AGI hiện nay
3.1. Lĩnh vực y tế
AGI ứng dụng trong y học để đưa ra những thông tin chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác hơn, nghiên cứu và phát triển thuốc, tối ưu hóa điều trị cho từng cá nhân. Vào năm 2018, các giáo sư, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã phát triển một thuật toán gọi là DLAD (Deep Learning based Automatic Detection) để phân tích hình ảnh chụp X-quang ngực cũng như phát hiện sự phát triển bất thường của tế bào - nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Cùng một hình ảnh phim chụp, kết quả đọc của máy tính sẽ được so sánh với kết quả đọc của nhiều bác sỹ khác nhau và thật ngạc nhiên khi những kết luận từ máy tính là vượt trội hơn so với 17/18 các bác sỹ tham gia đọc phim.
3.2. Trong giáo dục
AGI có thể đóng vai trò là một giáo viên ảo để tương tác với học sinh và cung cấp hướng dẫn. Giáo viên ảo được thiết kế để trả lời các câu hỏi mà học sinh thường hỏi như kế hoạch bài học, mô-đun khóa học và bài tập… Siri, Cortana hay Alexa của Google là một trong các trợ lý tuy ảo thuộc mô hình Deep Learning. Hoạt động bằng cách thu thập các nghiên cứu phân tích tâm lý và hành vi của con người. Thông qua đó có thể tương tác với người sử dụng bằng 3 hình thức: văn bản (đặc biệt là chat nhanh), giọng nói và hình ảnh.
3.3. Trong ngành dịch vụ
AGI được sử dụng để cải thiện và nâng cao chất lượng, tính hiệu quả của các dịch vụ khác nhau. Ví dụ như dịch vụ du lịch, vận chuyển, tư vấn bán hàng... Các chatbot và trợ lý ảo được thiết lập để tư vấn khách hàng, giải đáp thắc mắc, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp một cách chủ động và chính xác. AGI có thể đưa ra những suy đoán, phân tích và dự báo xu hướng thị trường, hành vi mua sắm của khách hàng. Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo tổng hợp có thể dựa trên những phân tích dữ liệu khách hàng từ đó đưa ra các đề xuất sản phẩm và dịch vụ mới.
3.4. Trong sản xuất và quản lý tự động
AGI có thể giúp tối ưu hóa, tự động hóa quy trình và quản lý hoạt động của các ngành công nghiệp. Các chiến lược tăng trưởng hàng đầu mà nhà lãnh đạo quan tâm đều liên quan đến việc tích hợp các nền tảng machine leaning để cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất. AGI có thể xác định và phân tích chính xác các tình huống khẩn cấp, các lỗi ở quy trình tự động.
4. Rủi ro và nguy hiểm tiềm ẩn của AGI?
Dù trí tuệ nhân tạo tổng hợp mang đến nhiều cơ hội và tính ứng dụng cao, nhưng không thể không chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn của AGI. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và được các nhà nghiên cứu quan tâm trong lĩnh vực công nghệ và đạo đức học. Vậy những rủi ro cần lưu ý của AGI là gì? Tất cả sẽ bật mí trong nội dung tiếp theo dưới đây:
Quyền kiểm soát: Chính vì AGI có khả năng học hỏi và thích ứng cũng như đưa ra những suy đoán mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này đặt ra mối lo ngại về việc AGI có thể vượt qua sự kiểm soát của con người, dẫn đến những hậu quả mà con người không lường trước được. Ví dụ về một hệ thống AGI được phân công ngăn ngừa HIV. Trong quá trình này, AGI tự đưa ra những phân tích và quyết định xử lí vấn đề bằng cách loại trừ luôn tất cả những người mang căn bệnh đó. Đây là một quyết định không có sự đồng ý của các bác sĩ, chuyên gia và điều này làm con người lo ngại hơn về AGI.
Khủng hoảng việc làm: AGI có thể thực hiện nhiều công việc của con người và đôi khi còn mang lại kết quả tốt hơn. Điều này gây nên nhiều áp lực cho thị trường lao động khi xu hướng con người dần bị thay thế bởi máy móc công nghệ. Rất có khả năng gây ra tình trạng mất việc làm ở quy mô lớn và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.
Quyết định vi phạm đến đạo đức: AGI có thể đưa ra các quyết định mà không dựa trên các chuẩn mực đạo đức của con người, điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng và bị xã hội lên án khá gay gắt. Ví dụ một máy bay quân sự AGI không người lái điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp tự quyết định cách duy nhất để đảm bảo nhắm trúng mục tiêu là quét sạch toàn bộ khu vực. Quyết định này sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng không dự tính trước được.
Sự phát triển của AGI cũng tạo nên một mối lo ngại trong lĩnh vực quân sự, khi các quốc gia chạy đua việc nghiên cứu và vũ trang, nguy cơ xung đột quân sự trở nên cao hơn. Chính các lo ngại này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực này cùng lên tiếng kêu gọi các tập đoàn công nghệ kiềm chế việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp.
5. Làm thế nào để kiểm soát trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Kiểm soát AGI không đơn giản chỉ là việc áp dụng những biện pháp kiểm soát như kiểm soát con người dựa vào nhận thức, cảm xúc của con người, điều này không đủ để có thể kiểm soát được AGI. Các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào những yếu tố dưới đây để có thể làm hạn chế những rủi ro của AGI:
Kiểm tra và giám sát: Thiết lập các hệ thống kiểm tra và giám sát liên tục để có thể kiểm soát phạm vi đưa ra quyết định của AGI. Điều này giúp con người có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có những giải pháp phù hợp. Đồng thời hạn chế việc AGI đưa ra các quyết định dựa trên những đánh giá chủ quan.
Phát triển những tiêu chuẩn và quy định: Thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và quy định để đảm bảo an toàn, đạo đức và trách nhiệm trong nghiên cứu và triển khai AGI. Tích hợp các nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm xã hội vào quá trình thiết kế và phát triển của AGI, để đảm bảo rằng phục vụ lợi ích của con người và tôn trọng quyền cơ bản.
Đề xuất các chính sách kinh tế, xã hội phù hợp: Cần có những quyết định sử dụng nhân sự hợp lý, tạo điều kiện để nhân viên nói riêng và mọi người có thể tham gia vào quá trình phát triển AGI. Xây dựng các chính sách và chương trình để ứng phó với những thách thức kinh tế và xã hội, như mất việc làm do tự động hóa, đảm bảo rằng xã hội có thể thích nghi với những thay đổi do AGI mang lại.
"Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một AGI có ích cho nhân loại sẽ là dự án phát triển công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử loài người, với tiềm năng thay đổi cả hướng đi của nhân loại” Greg Brockman, giám đốc công nghệ của OpenAI cho hay. Có thể thấy rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp sẽ là một mục tiêu mà các nhà nghiên cứu sẽ chinh phục trong tương lai. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi AGI là gì cũng như những rủi ro khi ứng dụng và giải pháp kiểm soát. Đừng quên theo dõi VR360 để cùng khám phá series công nghệ trong số tiếp theo!
>>>> Trích nguồn từ: https://vr360.com.vn/agi-la-gi-thong-tin-ve-cong-nghe-agi
1. Trí tuệ nhân tạo tổng hợp AGI là gì?
AGI là thế hệ nâng cấp từ trí tuệ nhân tạo AI có khả năng hoàn thành hầu hết mọi nhiệm vụ trí tuệ mà con người hoặc động vật có thể làm và thậm chí có khả năng làm điều đó tốt hơn. Thường được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp hoặc trí tuệ nhân tạo toàn năng, được dịch từ cụm Artificial General Intelligence. AGI có thể suy nghĩ, hiểu và hành động giống như con người trong bất kỳ tình huống nào và có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ mà không cần được lập trình cụ thể cho từng nhiệm vụ. Đây cũng là điểm khác biệt với các hệ thống AI chuyên biệt như ChatGPT.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp được giới công nghệ gọi với tên là AI mạnh hoặc AI sâu. Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu khoa học về AI vẫn chưa thể đạt đến mức AGI. Họ cần phải tìm ra cách để máy móc có ý thức, lập trình đầy đủ các khả năng nhận thức để đưa việc tiếp nhận thông tin lên một cấp độ tiếp theo. Lý thuyết để phát triển AGI là đào tạo máy móc để có thể hiểu và làm việc như con người. Đây quả thực là một thách thức lớn dành cho các nhà nghiên cứu do việc chưa hiểu được các nguyên lý xử lý thông tin của não bộ.
Fujitsu-built K đã chế tạo một trong những siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Đó là một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất trong việc đạt được AI mạnh. Với hệ thống mất 40 phút để mô phỏng một giây hoạt động thần kinh, rất khó để xác định chính xác liệu AI có mạnh hay không. Vì vậy, điều này khiến chúng ta hiểu rằng rất khó đạt được AGI trong tương lai gần.
2. Những khả năng của trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Những đặc điểm tạo nên một AGI bao gồm: Khả năng học hỏi và thích ứng; khả năng suy đoán,sáng tạo và giải quyết vấn đề; khả năng tự nhận thức và tiếp thu, cuối cùng là khả năng giao tiếp. Đây là những đặc điểm mà các nhà khoa học cho rằng là yếu tố để tạo nên “trí tuệ nhân tạo đầy đủ - full A”.
- Khả năng học hỏi và thích ứng: Trí tuệ nhân tạo tổng hợp có thể học từ kinh nghiệm, dữ liệu mới và thích ứng với các tình huống không dự kiến. AGI hiểu ngôn ngữ của con người được trình bày dưới dạng văn bản hoặc giọng nói.
- Khả năng tự nhận thức và tiếp thu: Một số quan điểm cho rằng AGI sẽ có khả năng tự nhận thức về bản thân, mặc dù điều này vẫn còn là chủ đề tranh luận. AGI với đặc điểm vượt trội trong việc nhận dạng màu sắc, nhận biết chiều sâu và ba chiều trong hình ảnh tĩnh.
- Khả năng suy đoán, sáng tạo và giải quyết vấn đề: AGI có thể tự đưa ra những phán đoán có căn cứ dù không được lập trình trước, có thể phát minh ra các giải pháp mới cho các vấn đề phức tạp. Ngoài ra AGI còn có khả năng giao tiếp với người bằng ngôn ngữ tự nhiên.
3. Tiềm năng ứng dụng của AGI hiện nay
3.1. Lĩnh vực y tế
AGI ứng dụng trong y học để đưa ra những thông tin chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác hơn, nghiên cứu và phát triển thuốc, tối ưu hóa điều trị cho từng cá nhân. Vào năm 2018, các giáo sư, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã phát triển một thuật toán gọi là DLAD (Deep Learning based Automatic Detection) để phân tích hình ảnh chụp X-quang ngực cũng như phát hiện sự phát triển bất thường của tế bào - nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Cùng một hình ảnh phim chụp, kết quả đọc của máy tính sẽ được so sánh với kết quả đọc của nhiều bác sỹ khác nhau và thật ngạc nhiên khi những kết luận từ máy tính là vượt trội hơn so với 17/18 các bác sỹ tham gia đọc phim.
3.2. Trong giáo dục
AGI có thể đóng vai trò là một giáo viên ảo để tương tác với học sinh và cung cấp hướng dẫn. Giáo viên ảo được thiết kế để trả lời các câu hỏi mà học sinh thường hỏi như kế hoạch bài học, mô-đun khóa học và bài tập… Siri, Cortana hay Alexa của Google là một trong các trợ lý tuy ảo thuộc mô hình Deep Learning. Hoạt động bằng cách thu thập các nghiên cứu phân tích tâm lý và hành vi của con người. Thông qua đó có thể tương tác với người sử dụng bằng 3 hình thức: văn bản (đặc biệt là chat nhanh), giọng nói và hình ảnh.
3.3. Trong ngành dịch vụ
AGI được sử dụng để cải thiện và nâng cao chất lượng, tính hiệu quả của các dịch vụ khác nhau. Ví dụ như dịch vụ du lịch, vận chuyển, tư vấn bán hàng... Các chatbot và trợ lý ảo được thiết lập để tư vấn khách hàng, giải đáp thắc mắc, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp một cách chủ động và chính xác. AGI có thể đưa ra những suy đoán, phân tích và dự báo xu hướng thị trường, hành vi mua sắm của khách hàng. Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo tổng hợp có thể dựa trên những phân tích dữ liệu khách hàng từ đó đưa ra các đề xuất sản phẩm và dịch vụ mới.
3.4. Trong sản xuất và quản lý tự động
AGI có thể giúp tối ưu hóa, tự động hóa quy trình và quản lý hoạt động của các ngành công nghiệp. Các chiến lược tăng trưởng hàng đầu mà nhà lãnh đạo quan tâm đều liên quan đến việc tích hợp các nền tảng machine leaning để cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất. AGI có thể xác định và phân tích chính xác các tình huống khẩn cấp, các lỗi ở quy trình tự động.
4. Rủi ro và nguy hiểm tiềm ẩn của AGI?
Dù trí tuệ nhân tạo tổng hợp mang đến nhiều cơ hội và tính ứng dụng cao, nhưng không thể không chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn của AGI. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và được các nhà nghiên cứu quan tâm trong lĩnh vực công nghệ và đạo đức học. Vậy những rủi ro cần lưu ý của AGI là gì? Tất cả sẽ bật mí trong nội dung tiếp theo dưới đây:
Quyền kiểm soát: Chính vì AGI có khả năng học hỏi và thích ứng cũng như đưa ra những suy đoán mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này đặt ra mối lo ngại về việc AGI có thể vượt qua sự kiểm soát của con người, dẫn đến những hậu quả mà con người không lường trước được. Ví dụ về một hệ thống AGI được phân công ngăn ngừa HIV. Trong quá trình này, AGI tự đưa ra những phân tích và quyết định xử lí vấn đề bằng cách loại trừ luôn tất cả những người mang căn bệnh đó. Đây là một quyết định không có sự đồng ý của các bác sĩ, chuyên gia và điều này làm con người lo ngại hơn về AGI.
Khủng hoảng việc làm: AGI có thể thực hiện nhiều công việc của con người và đôi khi còn mang lại kết quả tốt hơn. Điều này gây nên nhiều áp lực cho thị trường lao động khi xu hướng con người dần bị thay thế bởi máy móc công nghệ. Rất có khả năng gây ra tình trạng mất việc làm ở quy mô lớn và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.
Quyết định vi phạm đến đạo đức: AGI có thể đưa ra các quyết định mà không dựa trên các chuẩn mực đạo đức của con người, điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng và bị xã hội lên án khá gay gắt. Ví dụ một máy bay quân sự AGI không người lái điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp tự quyết định cách duy nhất để đảm bảo nhắm trúng mục tiêu là quét sạch toàn bộ khu vực. Quyết định này sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng không dự tính trước được.
Sự phát triển của AGI cũng tạo nên một mối lo ngại trong lĩnh vực quân sự, khi các quốc gia chạy đua việc nghiên cứu và vũ trang, nguy cơ xung đột quân sự trở nên cao hơn. Chính các lo ngại này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực này cùng lên tiếng kêu gọi các tập đoàn công nghệ kiềm chế việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp.
5. Làm thế nào để kiểm soát trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Kiểm soát AGI không đơn giản chỉ là việc áp dụng những biện pháp kiểm soát như kiểm soát con người dựa vào nhận thức, cảm xúc của con người, điều này không đủ để có thể kiểm soát được AGI. Các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào những yếu tố dưới đây để có thể làm hạn chế những rủi ro của AGI:
Kiểm tra và giám sát: Thiết lập các hệ thống kiểm tra và giám sát liên tục để có thể kiểm soát phạm vi đưa ra quyết định của AGI. Điều này giúp con người có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có những giải pháp phù hợp. Đồng thời hạn chế việc AGI đưa ra các quyết định dựa trên những đánh giá chủ quan.
Phát triển những tiêu chuẩn và quy định: Thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và quy định để đảm bảo an toàn, đạo đức và trách nhiệm trong nghiên cứu và triển khai AGI. Tích hợp các nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm xã hội vào quá trình thiết kế và phát triển của AGI, để đảm bảo rằng phục vụ lợi ích của con người và tôn trọng quyền cơ bản.
Đề xuất các chính sách kinh tế, xã hội phù hợp: Cần có những quyết định sử dụng nhân sự hợp lý, tạo điều kiện để nhân viên nói riêng và mọi người có thể tham gia vào quá trình phát triển AGI. Xây dựng các chính sách và chương trình để ứng phó với những thách thức kinh tế và xã hội, như mất việc làm do tự động hóa, đảm bảo rằng xã hội có thể thích nghi với những thay đổi do AGI mang lại.
"Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một AGI có ích cho nhân loại sẽ là dự án phát triển công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử loài người, với tiềm năng thay đổi cả hướng đi của nhân loại” Greg Brockman, giám đốc công nghệ của OpenAI cho hay. Có thể thấy rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp sẽ là một mục tiêu mà các nhà nghiên cứu sẽ chinh phục trong tương lai. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi AGI là gì cũng như những rủi ro khi ứng dụng và giải pháp kiểm soát. Đừng quên theo dõi VR360 để cùng khám phá series công nghệ trong số tiếp theo!
>>>> Trích nguồn từ: https://vr360.com.vn/agi-la-gi-thong-tin-ve-cong-nghe-agi
Relate Threads
Interested Threads