(BĐT) – Những sai phạm trong đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị y tế bị đưa ra ánh sáng thời gian gần đây khiến nhiều doanh nghiệp thẩm định giá bị “tuýt còi”, nhiều thẩm định viên về giá vướng vòng lao lý… Phóng viên Báo Đấu thầu đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Gia Cường – Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá và Giám định Việt Nam xung quanh đặc thù của thị trường mua bán máy móc, thiết bị chuyên dùng, cái bẫy trong hoạt động thẩm định giá và vai trò của thẩm định giá trong hoạt động đấu thầu.
Với các gói thầu mua sắm máy móc, thiết bị, hồ sơ mời thầu phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực sự, các máy móc, thiết bị có sẵn để đảm bảo tính khả thi. Ảnh: Lê Tiên
Thẩm định giá là một cơ sở để xác định tính khách quan, độc lập của việc xác lập giá các gói thầu mua sắm, nghĩa là các gói thầu mua sắm thiết bị không bắt buộc phải thẩm định giá. Vậy theo ông, vì sao các chủ đầu tư vẫn lựa chọn “con đường” thẩm định giá?
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, việc thuê tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị gói thầu là không bắt buộc, tuy nhiên chủ đầu tư thường vẫn sử dụng dịch vụ tư vấn này để hỗ trợ khi quyết định giá gói thầu là để giảm bớt một phần trách nhiệm của mình. Việc thuê dịch vụ thẩm định giá, quyết định giá gói thầu tối đa không phải là bước quyết định trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Ông Ngô Gia Cường
Vậy chất lượng và hiệu quả của một cuộc thầu nằm ở đâu trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, thưa ông?
Tôi cho rằng, một cuộc thầu muốn có chất lượng tốt thì “đề bài” – hồ sơ mời thầu (HSMT) phải chuẩn. Theo đó, các yêu cầu kỹ thuật nêu trong HSMT phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của bộ phận sử dụng. Lãng phí dễ nhận thấy là yêu cầu kỹ thuật vượt quá, thừa thãi so với nhu cầu sử dụng, gây lãng phí, tác động rất lớn đến hiệu quả đầu tư.
Với các gói thầu mua sắm máy móc, thiết bị, HSMT phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực sự, các máy móc, thiết bị có sẵn để đảm bảo tính khả thi; hồ sơ kỹ thuật đảm bảo có nhiều máy móc, thiết bị có sẵn đáp ứng được để đảm bảo tính cạnh tranh của nhiều hãng khác nhau. Điều cấm kỵ là HSMT có các yếu tố kỹ thuật mang tính chỉ định cho một sản phẩm cố định thông qua các yêu cầu kỹ thuật riêng có như sở hữu trí tuệ của một hãng, một sản phẩm duy nhất hoặc đưa ra các yêu cầu không quan trọng như cân nặng, kích thước, tính năng phụ hầu như không có tác dụng sử dụng… mà chỉ có các chuyên gia trong ngành mới nhận biết được.
Đặc biệt, trong lĩnh vực thiết bị y tế, việc HSMT đưa ra các vật tư tiêu hao chỉ định (kit, test) theo máy không thể thay thế của hãng khác, giá bán thiết bị rẻ hơn rất nhiều giá trị thực tế, thậm chí đặt không máy (không phải mua) chỉ để bán vật tư tiêu hao độc quyền lâu dài, thuộc vào trường hợp mua sắm đặc biệt cần chỉ định do không thể tìm được sản phẩm của hãng khác thay thế, dẫn đến tính độc quyền cung cấp phi thị trường.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị chuyên dùng, không phổ biến trên thị trường, cái khó của công tác thẩm định giá là gì?
Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng, hiện có tình trạng khi tư vấn kỹ thuật thu thập thông tin thị trường để xây dựng yêu cầu kỹ thuật phải thông qua các nhà phân phối cung cấp thông tin. Nhà phân phối bao giờ cũng yêu cầu được biết thông tin chủ đầu tư để xin hãng sản xuất cho cung cấp độc quyền cho dự án mặc dù vẫn phải đấu thầu, dẫn đến thị trường sẽ bị “khóa” thông tin chào bán sản phẩm đã cung cấp cho tư vấn kỹ thuật nhằm tránh các đại lý khác “cạnh tranh”. Việc đó dẫn đến mọi thông tin chào bán đều quy về một nhà cung cấp duy nhất với mức giá duy nhất đã bị chi phối. Thẩm định viên về giá khi khảo sát thị trường đương nhiên rơi vào “bẫy thị trường” này và trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, đây là tình huống rủi ro khó tránh nhất của nghề thẩm định giá khi thực hiện thẩm định giá máy móc, thiết bị chuyên dùng.
Ông có thể cho biết thêm các khó khăn thường gặp khác của thẩm định viên về giá?
Một cái bẫy khác đến từ việc các chủ đầu tư cung cấp thông tin trong HSMT để đề nghị thẩm định giá, trong khi HSMT thường thiếu các thông tin kỹ thuật chi tiết như nguồn gốc xuất xứ, model của tài sản thẩm định giá, gây nhiều khó khăn, rủi ro cho hoạt động thẩm định giá. Thẩm định viên dù có khảo sát nhiều loại hàng hóa trên thị trường cũng không thể đưa ra kết quả thẩm định giá sát nhất với thực tế hàng hóa trong HSMT.
Để khắc phục điểm yếu này, thẩm định viên dày dạn kinh nghiệm thường trả lại các hợp đồng có yêu cầu như vậy nếu chủ đầu tư không cung cấp bổ sung nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, có thể gặp phải đơn vị tư vấn “cao tay”, cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ, seri, model nhưng của 1 mã hàng không thể tìm thấy thông tin trùng khớp trên thị trường do nhà phân phối đã báo với chính hãng cung cấp mã độc quyền (thường gọi là mã dự án) mà chỉ nhà phân phối đó mới có thể cung cấp thông tin kỹ thuật, báo giá. Khi đó, thẩm định viên sẽ mặc nhiên rơi vào “bẫy” của nhà cung cấp một cách vô thức.
Vậy theo ông, việc thẩm định giá tác động thế nào đến kết quả đấu thầu?
Do thẩm định giá gói thầu giúp chủ đầu tư quyết định giá gói thầu chỉ là xác định mức giá tối đa của máy móc, thiết bị cần mua sắm, do đó việc giá gói thầu cao chưa phải là yếu tố quyết định dẫn đến thất thoát trong đầu tư. Ngoài “barie” là thẩm định giá, còn có các yếu tố khác tác động đến kết quả của hoạt động mua sắm. HSMT minh bạch (không có cấu hình chỉ định), tiêu chí chấm điểm công bằng, đảm bảo công khai, minh bạch… mới đảm bảo có giá chào thầu hợp lý nhất.
Nói như vậy để thấy, việc thất thoát “chủ động” hay tham nhũng trong đấu thầu thường phải được khép kín từ khâu xác định nhu cầu mua sắm, thẩm định giá xây dựng HSMT, tổ chức đấu thầu, chấm thầu, trong đó hoạt động thẩm định giá không phải là một mắt xích quyết định. Không phải lúc nào một thẩm định viên trung thực, đầy đủ kinh nghiệm, không vụ lợi (ngoài giá trị hợp đồng thẩm định giá), làm việc khách quan cũng có thể đưa ra một kết quả giá trị ước tính chính xác trong một thị trường còn nhiều hạn chế như đã nêu.
Do đó, nếu có sai sót trong khâu thẩm định giá, nhưng cả quy trình tổ chức thực hiện một cuộc thầu bài bản, tường minh, đúng quy định thì cũng không thể gây thất thoát ngân sách nhà nước vì còn có các nguyên tắc cạnh tranh, nguyên tắc cung cầu của thị trường tác động đến kết quả mua sắm cuối cùng.
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn
Với các gói thầu mua sắm máy móc, thiết bị, hồ sơ mời thầu phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực sự, các máy móc, thiết bị có sẵn để đảm bảo tính khả thi. Ảnh: Lê Tiên
Thẩm định giá là một cơ sở để xác định tính khách quan, độc lập của việc xác lập giá các gói thầu mua sắm, nghĩa là các gói thầu mua sắm thiết bị không bắt buộc phải thẩm định giá. Vậy theo ông, vì sao các chủ đầu tư vẫn lựa chọn “con đường” thẩm định giá?
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, việc thuê tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị gói thầu là không bắt buộc, tuy nhiên chủ đầu tư thường vẫn sử dụng dịch vụ tư vấn này để hỗ trợ khi quyết định giá gói thầu là để giảm bớt một phần trách nhiệm của mình. Việc thuê dịch vụ thẩm định giá, quyết định giá gói thầu tối đa không phải là bước quyết định trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Ông Ngô Gia Cường
Vậy chất lượng và hiệu quả của một cuộc thầu nằm ở đâu trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, thưa ông?
Tôi cho rằng, một cuộc thầu muốn có chất lượng tốt thì “đề bài” – hồ sơ mời thầu (HSMT) phải chuẩn. Theo đó, các yêu cầu kỹ thuật nêu trong HSMT phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của bộ phận sử dụng. Lãng phí dễ nhận thấy là yêu cầu kỹ thuật vượt quá, thừa thãi so với nhu cầu sử dụng, gây lãng phí, tác động rất lớn đến hiệu quả đầu tư.
Với các gói thầu mua sắm máy móc, thiết bị, HSMT phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực sự, các máy móc, thiết bị có sẵn để đảm bảo tính khả thi; hồ sơ kỹ thuật đảm bảo có nhiều máy móc, thiết bị có sẵn đáp ứng được để đảm bảo tính cạnh tranh của nhiều hãng khác nhau. Điều cấm kỵ là HSMT có các yếu tố kỹ thuật mang tính chỉ định cho một sản phẩm cố định thông qua các yêu cầu kỹ thuật riêng có như sở hữu trí tuệ của một hãng, một sản phẩm duy nhất hoặc đưa ra các yêu cầu không quan trọng như cân nặng, kích thước, tính năng phụ hầu như không có tác dụng sử dụng… mà chỉ có các chuyên gia trong ngành mới nhận biết được.
Đặc biệt, trong lĩnh vực thiết bị y tế, việc HSMT đưa ra các vật tư tiêu hao chỉ định (kit, test) theo máy không thể thay thế của hãng khác, giá bán thiết bị rẻ hơn rất nhiều giá trị thực tế, thậm chí đặt không máy (không phải mua) chỉ để bán vật tư tiêu hao độc quyền lâu dài, thuộc vào trường hợp mua sắm đặc biệt cần chỉ định do không thể tìm được sản phẩm của hãng khác thay thế, dẫn đến tính độc quyền cung cấp phi thị trường.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị chuyên dùng, không phổ biến trên thị trường, cái khó của công tác thẩm định giá là gì?
Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng, hiện có tình trạng khi tư vấn kỹ thuật thu thập thông tin thị trường để xây dựng yêu cầu kỹ thuật phải thông qua các nhà phân phối cung cấp thông tin. Nhà phân phối bao giờ cũng yêu cầu được biết thông tin chủ đầu tư để xin hãng sản xuất cho cung cấp độc quyền cho dự án mặc dù vẫn phải đấu thầu, dẫn đến thị trường sẽ bị “khóa” thông tin chào bán sản phẩm đã cung cấp cho tư vấn kỹ thuật nhằm tránh các đại lý khác “cạnh tranh”. Việc đó dẫn đến mọi thông tin chào bán đều quy về một nhà cung cấp duy nhất với mức giá duy nhất đã bị chi phối. Thẩm định viên về giá khi khảo sát thị trường đương nhiên rơi vào “bẫy thị trường” này và trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, đây là tình huống rủi ro khó tránh nhất của nghề thẩm định giá khi thực hiện thẩm định giá máy móc, thiết bị chuyên dùng.
Ông có thể cho biết thêm các khó khăn thường gặp khác của thẩm định viên về giá?
Một cái bẫy khác đến từ việc các chủ đầu tư cung cấp thông tin trong HSMT để đề nghị thẩm định giá, trong khi HSMT thường thiếu các thông tin kỹ thuật chi tiết như nguồn gốc xuất xứ, model của tài sản thẩm định giá, gây nhiều khó khăn, rủi ro cho hoạt động thẩm định giá. Thẩm định viên dù có khảo sát nhiều loại hàng hóa trên thị trường cũng không thể đưa ra kết quả thẩm định giá sát nhất với thực tế hàng hóa trong HSMT.
Để khắc phục điểm yếu này, thẩm định viên dày dạn kinh nghiệm thường trả lại các hợp đồng có yêu cầu như vậy nếu chủ đầu tư không cung cấp bổ sung nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, có thể gặp phải đơn vị tư vấn “cao tay”, cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ, seri, model nhưng của 1 mã hàng không thể tìm thấy thông tin trùng khớp trên thị trường do nhà phân phối đã báo với chính hãng cung cấp mã độc quyền (thường gọi là mã dự án) mà chỉ nhà phân phối đó mới có thể cung cấp thông tin kỹ thuật, báo giá. Khi đó, thẩm định viên sẽ mặc nhiên rơi vào “bẫy” của nhà cung cấp một cách vô thức.
Vậy theo ông, việc thẩm định giá tác động thế nào đến kết quả đấu thầu?
Do thẩm định giá gói thầu giúp chủ đầu tư quyết định giá gói thầu chỉ là xác định mức giá tối đa của máy móc, thiết bị cần mua sắm, do đó việc giá gói thầu cao chưa phải là yếu tố quyết định dẫn đến thất thoát trong đầu tư. Ngoài “barie” là thẩm định giá, còn có các yếu tố khác tác động đến kết quả của hoạt động mua sắm. HSMT minh bạch (không có cấu hình chỉ định), tiêu chí chấm điểm công bằng, đảm bảo công khai, minh bạch… mới đảm bảo có giá chào thầu hợp lý nhất.
Nói như vậy để thấy, việc thất thoát “chủ động” hay tham nhũng trong đấu thầu thường phải được khép kín từ khâu xác định nhu cầu mua sắm, thẩm định giá xây dựng HSMT, tổ chức đấu thầu, chấm thầu, trong đó hoạt động thẩm định giá không phải là một mắt xích quyết định. Không phải lúc nào một thẩm định viên trung thực, đầy đủ kinh nghiệm, không vụ lợi (ngoài giá trị hợp đồng thẩm định giá), làm việc khách quan cũng có thể đưa ra một kết quả giá trị ước tính chính xác trong một thị trường còn nhiều hạn chế như đã nêu.
Do đó, nếu có sai sót trong khâu thẩm định giá, nhưng cả quy trình tổ chức thực hiện một cuộc thầu bài bản, tường minh, đúng quy định thì cũng không thể gây thất thoát ngân sách nhà nước vì còn có các nguyên tắc cạnh tranh, nguyên tắc cung cầu của thị trường tác động đến kết quả mua sắm cuối cùng.
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn
Relate Threads
Interested Threads