rvxbinhphuoc
Member
- Bài viết
- 521
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 35
Thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm tối đa Đại diện các doanh nghiệp may mặc, sản xuất thép... lo lắng việc giá điện tăng 8,36% sẽ tác động dây chuyền làm tăng giá nguyên liệu đầu vào kéo đến tăng chi phí. Theo nguồn tin của Doanh nghiệp Việt Nam, giá điện vừa tăng 8,36%, giá máy phát điện 3 pha cũ như vậy 1kWh sẽ tăng 144 đồng từ 1.720,65 đồng lên 1.864 đồng. Kể từ ngày 1/12/2017, sau hơn 2 năm giữ ổn định, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng giá điện sẽ khiến không ít doanh nghiệp phải lo lắng khi chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng theo, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lượng điện năng như ngành thép, dệt may, xi măng... Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, mỗi tháng công ty phải bỏ ra 1,5 tỷ tiền điện cho 2 nhà máy hoạt động. Công đoạn nào tiết kiệm điện được, công ty đều đã thực hiện. Thậm chí, điện trong văn phòng còn được quy định nhiệt độ ngoài trời đến ngưỡng nào mới được bật máy lạnh. Các công đoạn sản xuất đã được ứng dụng khoa học - kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Chi phí sản xuất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, điều này nhà nước hiểu rất rõ nên cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Lĩnh cho biết thêm, đối với những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu thì chi phí về điện sẽ càng lớn, đồng nghĩa với sản phẩm càng khó cạnh tranh trên thị trường. Ngoài tiền điện, doanh nghiệp còn phải đối mặt với hàng loạt chi phí đầu vào khác như: lãi suất ngân hàng, chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển, nhân công… Cũng là ngành tiêu tốn nhiều điện tăng, một lãnh đạo của Công ty May Sài Gòn 3 chia sẻ, ngành dệt tiêu tốn điện nhiều nhất, ngành may nhẹ nhàng hơn. Nói chung đều bị ảnh hưởng tăng chi phí lên. “Chuyện tăng giá điện không chỉ là việc tiêu tốn điện năng từ máy móc mà còn làm các nguyên phụ liệu đều tăng. Ví dụ, mua vải, ngành vải phải nhích giá lên. Tất cả mọi thứ đều lên. Và những cái này mới là lớn chứ không phải chỉ riêng tiền điện tăng lên”, vị này nói. Lãnh đạo Công ty May Sài Gòn 3 cho biết thêm, tất cả mọi thứ đều tăng chắc chắn giá sẽ tăng nhưng thị trường và khách hàng có chấp nhận tăng không? Ví dụ 1 sản phẩm bán 10 USD, bây giờ nhích lên 10,5USD là khách hàng không chịu. Vì vậy, doanh nghiệp phải “siết” lại như giảm phí nhân công, lợi nhuận, tiết kiệm mọi thứ lại để giữ giá dù điện có tăng. Giám đốc một công ty sản xuất thép tại tỉnh Long An cho rằng: Khi giá điện điều chỉnh tăng, chúng tôi cũng đẩy giá thành sản phẩm lên theo giá điện để tránh lỗ. Nhưng do hiện nay, sức tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng khá chậm nên đâu dám tăng giá. “Tôi đón tin giá điện tăng với tâm trạng thấp thỏm. Mặc dù là doanh nghiệp sản suất thép có quy mô nhỏ nhưng mỗi tháng tiền điện cũng “nuốt” gần 200 triệu đồng. Đầu năm là thời điểm nhạy cảm khi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều máy móc, thiết bị. Nếu giá điện tăng 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành thì mỗi tháng doanh nghiệp lại phải mất thêm một khoản tiền”, Giám đốc doanh nghiệp này than vãn. Vượt khả năng tài chính Lý giải của EVN, việc tăng giá điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chi phí đầu vào là than nhập khẩu, dầu tăng cao, tỷ giá biến động... làm chi phí mua điện của EVN tăng. Bên cạnh đó là khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá từ năm 2015 đến nay của ngành điện và nhiều yếu tố khác. Theo ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá điện tăng 8,36% đã được tính toán để đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua. Việc điều chỉnh giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Có thể thấy, với việc tăng giá điện này sẽ giải tỏa áp lực đối với ngành điện. Tuy nhiên, theo dự báo giá điện tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2019, ngành thép toàn cầu sẽ gặp rất nhiều thách thức, trong đó có Việt Nam. Thị trường thép toàn cầu hai tháng đầu tiên của năm 2019 ảm đạm với nhu cầu sử dụng thép của một số ngành suy yếu. Chính vì vậy việc sản xuất của doanh nghiệp thép trong nước đã gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp thép hiện nay đều sử dụng nguồn điện rất lớn để vận hành các nhà máy sản xuất. Do đó nếu giá điện tăng 8,36% chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đến giá bán sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam phân tích, để sản xuất ra 1 tấn thép phải tiêu tốn khoảng 600 KWh điện, tức chiếm 9% giá thành, trong khi lợi nhuận ngành này chỉ 5%-6%. Doanh nghiệp ngành sắt thép đã ứng dụng nhiều tiến bộ về khoa học - kỹ thuật để tiết kiệm điện như lò điện hồ quang, nhiệt độ thải khí nóng được tận dụng để sấy thép phế khi đưa vào lò nung… nên đã tiết kiệm điện từ 15%-20%. Doanh nghiệp thép có thể thay thế năng lượng khác như khí thiên nhiên để sản xuất nhưng chi phí đầu tư rất lớn, vượt khả năng của họ. Về giải pháp tiết kiệm điện, nhiều doanh nghiệp thừa nhận chưa thể đầu tư lớn vì chi phí quá cao, tiêu tốn nhiều tỉ đồng. "Để có hệ thống thông minh, tiết kiệm điện khoảng 30% thì phải đầu tư đến hàng chục tỉ đồng cho một nhà máy. Còn lắp đặt thêm nguồn điện mặt trời, vốn đầu tư cũng rất lớn. Trước mắt, khi giá điện tăng, nhiều doanh nghiệp sẽ sắp xếp lại sản xuất theo khung giờ thấp điểm để được hưởng giá điện thấp", trưởng phòng của một công ty chế biến thủy sản cho biết.
Relate Threads
Interested Threads