Có gì mới?
Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm mới nhất theo pháp luật [2023]

golvnn

Member
Tham gia
9 Tháng bảy 2023
Bài viết
37
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Tuổi
23
Thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm mới nhất theo pháp luật [2023]

Ngành mỹ phẩm chưa bao giờ ngừng hot, năm 2023 dự kiến công việc liên quan đến Logistics sẽ phát triển không ngừng, trong đó có ngành mỹ phẩm. Tuy nhiên, các bạn có thắc mắc thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm thì sẽ có những bước nào không. Cùng tìm hiểu thôi nào!

1. Chính sách xuất nhập khẩu mỹ phẩm
Chính sách xuất khẩu mỹ phẩm ở Việt Nam khá phức tạp, cần phải trải qua nhiều bước. Có thể kể đến quy định theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, một số yêu cầu liên quan đến:

  • Hồ sơ thông tin sản phẩm

  • Độ an toàn của sản phẩm

  • Nhãn mác bao bì sản phẩm

  • Quảng cáo và marketing sản phẩm

  • Xuất nhập khẩu mỹ phẩm
Ngoài ra, theo phụ lục III kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP phân loại mỹ phẩm thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép và điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế. Khi đó, các cá nhân tổ chức muốn xuất khẩu mỹ phẩm cần đáp ứng những điều sau:

· Cam kết có giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước;

· Đảm bảo có giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”. Đây là nguyên tắc phục vụ nhu cầu xuất khẩu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á;

· Hồ sơ và thủ tục cấp 2 loại giấy này được quy định rất chi tiết. Các cá nhân tổ chức có thể tìm tại Điều 33 – 34 Thông tư số 6/2011/TT-BYT; khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT; Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.



2. HS code các mặt hàng mỹ phẩm
Mã HS là mã gì? Mã HS hay còn được gọi là HS code là từ viết tắt của từ Harmonized Commodity Description and Coding System. Đây là mã dùng để phân loại các sản phẩm, hàng hóa khác nhau thường được dùng trong việc xác định mức thuế xuất nhập khẩu.

Mã HS hay Hệ thống HS được Tổ chức Hải quan thế giới định nghĩa là hệ thống cơ bản về việc mô tả và mã hóa hàng hóa. Nó giúp quản lý mỗi sản phẩm được tốt hơn khi ngày nay có vô vàn các sản phẩm trên thị trường.

Mã HS được tiêu chuẩn hóa quốc tế cả tên gọi lẫn mã cố thuế giúp phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi du nhập về nước đều sẽ có HS code khác nhau.

Nếu trong trường hợp mà các Doanh nghiệp có nhầm lẫn trong việc phân loại sai sẽ dẫn đến tình trạng trong việc vận chuyển, giám định… sẽ gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Vì thế, các Quý doanh nghiệp cần lưu ý về quá trình phân loại và mã HS của từng sản phẩm, điều này sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Một mã HS sẽ có 4 phần chính bao gồm: Phần; Chương; Nhóm; Phân nhóm. Mỗi một mã HS sẽ có 8 chữ số.

  • Phần: 21 phần

  • Chương: 97 chương; Số chương: 2 ký tự đầu tiên

  • Nhóm: 2 ký tự tiếp theo: Vị trí của nhóm

  • Phân nhóm: 2 ký tự tiếp theo: Thứ tự phân nhóm (Phạm vi quốc tế); 2 ký tự cuối cùng: Mã hàng hóa (Phạm vi quốc gia)
3. Xuất khẩu mỹ phẩm cần đảm bảo những điều kiện gì?
Khi xuất khẩu mỹ phẩm, doanh nghiệp cần chú ý về những điều kiện được phép xuất khẩu. Cụ thể, căn cứ vào Phụ lục III kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì mỹ phẩm là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Vì vậy khi xuất khẩu mỹ phẩm, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân cần đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu.

  • Có Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN) phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Hiện tại, hai loại giấy chứng nhận này đều đã được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ xin cấp phép. Cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm; tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT; Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Về giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”

  • Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (Bản sao chứng thực).
  • Sơ đồ tổ chức và nhân sự của cơ sở, quá trình công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công của các cán bộ phụ trách các bộ phận.
  • Chương trình tập huấn, đánh giá kết quả tập huấn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” tại đơn vị.
  • Sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy.
  • Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy.
  • Danh mục các mặt hàng được sản xuất hoặc dự kiến sản xuất (cụ thể dạng sản phẩm).
  • Biên bản tự thanh tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”.
4. Thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm chi tiết mới nhất 2023
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp sẽ cần việc chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ như dưới đây:

  • Mẫu tờ khai hải quan

  • 1 bản sao hóa đơn thương mại hoặc có thể là chứng từ có giá trị tương đương

  • 1 bản chính Giấy những nhận lưu hành tự do của Doanh nghiệp ở trong nước về những sản phẩm xuất khẩu

  • 1 bản sao giấy chứng nhận Doanh nghiệp có đủ khả năng xuất khẩu mỹ phẩm

  • Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh Doanh nghiệp đã đủ khả năng xuất khẩu mỹ phẩm theo quy định của luật pháp Việt Nam. Người được ủy thác sử dụng chứng từ xác nhận của người ủy thác
Bước 2: Kê khai đầy đủ thông tin trên tờ khai hải quan

Doanh nghiệp phải khai đầy đủ thông tin theo các mục có sẵn trong tờ kê khai hải quan. Và việc đăng ký khai hải quan sẽ được thực hiện tại Chi cục Hải quan ở địa phương nơi Doanh nghiệp đó hoạt động.

Bước 3: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra tờ khai

Sau khi Doanh nghiệp đã cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu trên tờ khai, thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra theo luật. Nếu trong trường hợp, tờ khai không đáp ứng được các yêu cầu của hải quan thì sẽ không đồng ý hiệu lực của tờ kê khai hải quan và báo lại cho Doanh nghiệp lý do không đạt yêu cầu.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân luồng tờ khai

Về quy trình khai hải quan điện tử, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống điện tử hải quan qua:

  • Đồng ý nhận thông tin khai Tờ khai hải quan

  • Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan đến bộ hồ sơ hải quan

  • Kiểm tra chất lượng thực tế của sản phẩm bằng cách dựa trên các chứng từ liên quan đến hồ sở mà Doanh nghiệp đã nộp trước đó
    Xem thêm: Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu cho doanh nghiệp
Bước 5: Thông quan mặt hàng mỹ phẩm

Cơ quan hải quan sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra chất lượng thực tế, xử lý hàng… sẽ tiến hành ra quyết ddingj thông quan hàng hóa. Vậy thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm đã được hoàn thành, việc của bạn sẽ tiến hành các dự án khác của mình.

Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ tất tần tật về quá trình cũng như các bước có thể xuất nhập khẩu mỹ phẩm của mình sang nước bạn. Với những thông tin chia sẻ công ty GOL hy vọng sẽ giúp các bạn có thể tiến hành quy trình xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, GOL cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử giúp cho các nhà xuất nhập khẩu có thể nhanh chóng trong các khâu logistics
 
Bên trên