hoàn cầu
New Member
Có nhiều loại viêm xoang trên thực tế nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân như vi khuẩn, virus, bệnh lý phong hàn .... gây ra. Mặc dù bệnh không phải quá nguy hiểm nhưng để lâu ngày cũng gây ra các biến chứng thường thấy cho cuộc sống và làm cho sức khỏe suy giảm rõ rệt.
Hiểu thêm về Viêm Xoang
Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Nếu các xương này đều đặc, thì đầu sẽ rất nặng, gây khó khăn trong cử động và di chuyển. Để khối mặt và sọ của động vật giảm bớt trọng lượng, trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên những khoảng trống trong lòng các xương. Những khoảng trống này được gọi là xoang (sinus). Các xoang này có kích thước khác nhau. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra ngoài. Tổng cộng có 5 loại xoang, chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
1. Nhóm các xoang trước gồm:
- xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má hình dạng giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang thông với nhau, kích thước và hình dạng có thể không hoàn toàn đối xứng, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang nhỏ, nằm trên đường giữa, kích thước lớn nhỏ khác nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cùng đổ ra phía trước mũi.
2. Nhóm các xoang sau:
a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang nhỏ ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không đồng đều. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm:gồm 2 xoang kề bên nhau trên đường giữa của sọ, đằng sau 2 xoang sàng sau. Chúng không hoàn toàn đối xứng. 2 xoang này đổ ra phía sau mũi.
Tất cả các xoang đều bao phủ bởi niêm mạc, trong chứa toàn không khí. Xoang bình thường khi các lỗ thông vào mũi không bị nghẹt. Niêm mạc chứa nhiều nhung mao lùa các chất cặn bã trong xoang ra hốc mũi, qua lỗ thông giữa mũi và các xoang (ostium).
Chức năng của các xoang trên gương mặt
Có hai chức năng chủ yếu:
1. Giảm bớt trọng lượng của đầu.
2. Thùng cộng hưởng (caisse de resonnance): âm thanh phát ra cộng hưởng với các xoang và có âm sắc đặc biệt. Hệ thống xoang khác nhau về thể tích và hình dạng giữa mỗi người, do đó giọng nói cũng đặc trưng cho từng người.
Các Dạng Viêm Mũi Xoang thường gặp
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến, đa số trường hợp do nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm. Viêm xoang được phân loại theo tính chất cấp tính và mãn tính. Viêm xoang cấp tính thường được điều trị nội khoa, còn mãn tính thì phải xét đến vấn đề điều trị ngoại khoa.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm nhiều xoang cùng một lúc (viêm đa xoang)
Viêm mũi xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng, do các virus, vi khuẩn, hoặc do các bệnh mũi xoang mạn tính khác. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện khác nhau.
+ Viêm mũi xoang do dị ứng: Có thể gặp dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm, nhất là ở các thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa.
+ Dị ứng theo mùa: Do cơ thể phản ứng với phấn hoa, cây cỏ tùy theo mùa. Các triệu chứng bao gồm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt. Thường gặp ở người 20-40 tuổi. Viêm mũi xoang dị ứng có thể là giai đoạn khởi phát của cơn hen phế quản.
+ Dị ứng quanh năm với các dị ứng nguyên: Các chất gây dị ứng bao gồm bụi nhà, vi nấm, lông chó mèo. Triệu chứng bệnh như đã mô tả ở trên và xảy ra quanh năm.
+ Viêm mũi xoang vận mạch: Bệnh xuất hiện với triệu chứng sổ, nghẹt mũi khi có thay đổi về nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, khi bệnh nhân hít phải khói bụi, các hóa chất bay hơi hoặc khi có stress tâm lý.
+ Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn: Bệnh xảy ra do cảm lạnh, nhiễm siêu vi kèm biến chứng nhiễm khuẩn mũi xoang kéo dài hơn 6 tuần. Triệu chứng khởi đầu là đau rát họng, ho, nhảy mũi, sổ mũi, sau đó là sốt, mệt mỏi, nhức đầu và nước mũi đặc có mủ vàng xanh, hôi.
+ Viêm mũi mãn tính do thuốc xịt mũi: Đây là trường hợp viêm mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi lâu ngày hoặc nghiện hít bột ma tuý. Triệu chứng biểu hiện là nghẹt mũi liên tục ở bất kỳ tư thế nào và dịch tiết chảy từ mũi xuống họng. Để tránh hậu quả này, không nên dùng thuốc bơm xịt mũi trong thời gian quá lâu, vì sẽ có hiện tượng phản hồi sau khi ngưng thuốc, các cuống mũi dãn nở ra khiến tình trạng nghẹt mũi nặng thêm. Điểm quan trọng nhất trong điều trị viêm mũi mãn do thuốc là bệnh nhân cần hợp tác với thầy thuốc để loại bỏ dần thuốc xịt thông mũi.
+ Ngoài ra, viêm mũi xoang còn do vẹo vách ngăn, do polyp mũi hoặc VA (sùi vòm họng) phì đại thường biểu hiện bằng nghẹt mũi một bên mãn tính. Nên khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân.
+ Viêm mũi do nội tiết: Hay gặp ở thai phụ và trong bệnh suy tuyến giáp, biểu hiện như viêm mũi dị ứng.
+ Viêm mũi xoang còn có thể do một nguyên nhân đặc hiệu: Viêm mũi xoang do vi nấm. Hiện nay, với các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh (CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI), những phát triển về kỹ thuật vi sinh và huyết thanh chẩn đoán, thầy thuốc đã có thể phát hiện và định danh các chủng vi nấm gây bệnh một cách chính xác. Bằng phẫu thuật nội soi tai mũi họng, việc tiếp cận với các xoang trở nên dễ dàng hơn, giúp quan sát được rõ ràng bệnh tích và tổn thương xoang. Tuy nhiên để lấy ra những khối vi nấm lớn, có thể phải dùng đến phẫu thuật kinh điển
Hiểu thêm về Viêm Xoang
Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Nếu các xương này đều đặc, thì đầu sẽ rất nặng, gây khó khăn trong cử động và di chuyển. Để khối mặt và sọ của động vật giảm bớt trọng lượng, trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên những khoảng trống trong lòng các xương. Những khoảng trống này được gọi là xoang (sinus). Các xoang này có kích thước khác nhau. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra ngoài. Tổng cộng có 5 loại xoang, chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
- xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má hình dạng giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang thông với nhau, kích thước và hình dạng có thể không hoàn toàn đối xứng, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang nhỏ, nằm trên đường giữa, kích thước lớn nhỏ khác nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cùng đổ ra phía trước mũi.
2. Nhóm các xoang sau:
a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang nhỏ ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không đồng đều. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm:gồm 2 xoang kề bên nhau trên đường giữa của sọ, đằng sau 2 xoang sàng sau. Chúng không hoàn toàn đối xứng. 2 xoang này đổ ra phía sau mũi.
Tất cả các xoang đều bao phủ bởi niêm mạc, trong chứa toàn không khí. Xoang bình thường khi các lỗ thông vào mũi không bị nghẹt. Niêm mạc chứa nhiều nhung mao lùa các chất cặn bã trong xoang ra hốc mũi, qua lỗ thông giữa mũi và các xoang (ostium).
Chức năng của các xoang trên gương mặt
Có hai chức năng chủ yếu:
1. Giảm bớt trọng lượng của đầu.
2. Thùng cộng hưởng (caisse de resonnance): âm thanh phát ra cộng hưởng với các xoang và có âm sắc đặc biệt. Hệ thống xoang khác nhau về thể tích và hình dạng giữa mỗi người, do đó giọng nói cũng đặc trưng cho từng người.
Các Dạng Viêm Mũi Xoang thường gặp
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến, đa số trường hợp do nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm. Viêm xoang được phân loại theo tính chất cấp tính và mãn tính. Viêm xoang cấp tính thường được điều trị nội khoa, còn mãn tính thì phải xét đến vấn đề điều trị ngoại khoa.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm nhiều xoang cùng một lúc (viêm đa xoang)
Viêm mũi xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng, do các virus, vi khuẩn, hoặc do các bệnh mũi xoang mạn tính khác. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện khác nhau.
+ Viêm mũi xoang do dị ứng: Có thể gặp dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm, nhất là ở các thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa.
+ Dị ứng theo mùa: Do cơ thể phản ứng với phấn hoa, cây cỏ tùy theo mùa. Các triệu chứng bao gồm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt. Thường gặp ở người 20-40 tuổi. Viêm mũi xoang dị ứng có thể là giai đoạn khởi phát của cơn hen phế quản.
+ Dị ứng quanh năm với các dị ứng nguyên: Các chất gây dị ứng bao gồm bụi nhà, vi nấm, lông chó mèo. Triệu chứng bệnh như đã mô tả ở trên và xảy ra quanh năm.
+ Viêm mũi xoang vận mạch: Bệnh xuất hiện với triệu chứng sổ, nghẹt mũi khi có thay đổi về nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, khi bệnh nhân hít phải khói bụi, các hóa chất bay hơi hoặc khi có stress tâm lý.
+ Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn: Bệnh xảy ra do cảm lạnh, nhiễm siêu vi kèm biến chứng nhiễm khuẩn mũi xoang kéo dài hơn 6 tuần. Triệu chứng khởi đầu là đau rát họng, ho, nhảy mũi, sổ mũi, sau đó là sốt, mệt mỏi, nhức đầu và nước mũi đặc có mủ vàng xanh, hôi.
+ Viêm mũi mãn tính do thuốc xịt mũi: Đây là trường hợp viêm mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi lâu ngày hoặc nghiện hít bột ma tuý. Triệu chứng biểu hiện là nghẹt mũi liên tục ở bất kỳ tư thế nào và dịch tiết chảy từ mũi xuống họng. Để tránh hậu quả này, không nên dùng thuốc bơm xịt mũi trong thời gian quá lâu, vì sẽ có hiện tượng phản hồi sau khi ngưng thuốc, các cuống mũi dãn nở ra khiến tình trạng nghẹt mũi nặng thêm. Điểm quan trọng nhất trong điều trị viêm mũi mãn do thuốc là bệnh nhân cần hợp tác với thầy thuốc để loại bỏ dần thuốc xịt thông mũi.
+ Ngoài ra, viêm mũi xoang còn do vẹo vách ngăn, do polyp mũi hoặc VA (sùi vòm họng) phì đại thường biểu hiện bằng nghẹt mũi một bên mãn tính. Nên khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân.
+ Viêm mũi do nội tiết: Hay gặp ở thai phụ và trong bệnh suy tuyến giáp, biểu hiện như viêm mũi dị ứng.
+ Viêm mũi xoang còn có thể do một nguyên nhân đặc hiệu: Viêm mũi xoang do vi nấm. Hiện nay, với các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh (CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI), những phát triển về kỹ thuật vi sinh và huyết thanh chẩn đoán, thầy thuốc đã có thể phát hiện và định danh các chủng vi nấm gây bệnh một cách chính xác. Bằng phẫu thuật nội soi tai mũi họng, việc tiếp cận với các xoang trở nên dễ dàng hơn, giúp quan sát được rõ ràng bệnh tích và tổn thương xoang. Tuy nhiên để lấy ra những khối vi nấm lớn, có thể phải dùng đến phẫu thuật kinh điển
Relate Threads
Interested Threads