Diễn Đàn Mua Bán

Đăng ký tài khoản miễn phí ngay hôm nay để trở thành thành viên! Sau khi đăng nhập, bạn sẽ có thể tham gia mua bán này bằng cách thêm chủ đề và bài đăng của riêng mình, cũng như kết nối với các thành viên khác thông qua hộp thư đến riêng của bạn!

Linh tinh Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề cần được chú ý

toilaaido

Member
Bài viết
489
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
33
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề cần được chú ý Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề. Cả nước hiện có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề. Tuy nhiên, Máy khử mùi phòng khách sạn các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Có đến 60% số các làng nghề tập trung ở khu vực phía bắc, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh; khu vực miền trung chiếm khoảng 23,6% và khu vực miền nam chiếm khoảng 16,6% số làng nghề. Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất các lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, thuộc da; vật liệu xây dựng; tái chế phế liệu...
may-loc-khong-khi-treo-tuong-co-kha-nang-diet-khuan-bang-ozone_1600758863.jpg
Do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn, cùng sự phát triển thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản lý còn khá lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý môi trường tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng. Báo cáo Môi trường quốc gia, do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây cho thấy: Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất. Tại hầu hết các làng nghề, ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, do khối lượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung, thường được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch quanh khu vực. Trong khi đó, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại các làng nghề và quanh khu vực làng nghề. Qua kết quả nghiên cứu do các đơn vị của Bộ Y tế thực hiện cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và tập trung vào một số bệnh như các bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa, ung thư... Tuổi thọ trung bình của người dân sống trong các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mười năm so với tuổi thọ trung bình cả nước và thấp hơn từ năm đến mười năm so với làng không làm nghề. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề, do Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy: Nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm bởi phenol; các chỉ tiêu sinh học như Ecoli, coliform, kim loại nặng khá cao. Nguồn nước bề mặt ao, hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc bởi dầu mỡ, Ecoli, coliform... gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần cho phép. Qua khảo sát tại hơn 40 làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, phần lớn môi trường nước, không khí, đất đai... các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo động. Ðiển hình như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Ðức), Kỳ Thủy, Thanh Lương, Cự Ðà, Bích Hòa (Thanh Oai), Phú Ðô (Từ Liêm)... Nước thải phát sinh do quá trình tẩy rửa các nguyên liệu, các khâu chế biến trong sản xuất, lượng nước sử dụng lớn, có nơi lên tới 7.000 m3/ngày, nhưng không được xử lý, mà các cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện nay là do hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, nằm trong khu dân cư, mặt bằng chật hẹp cho nên khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường; phần lớn các hộ sản xuất của làng nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn. Nước thải sản xuất chưa qua xử lý cùng nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước mặt. Trong khi đó, công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức...; ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn chưa cao, cho nên ô nhiễm môi trường đang trở thành mối đe dọa thường trực đối với môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong các làng nghề, người dân khu vực chung quanh làng nghề... Trước thực trạng nêu trên, thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; đồng thời xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề và quy chuẩn quốc gia về khí thải, nước thải cho phù hợp với các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Bên cạnh đó, UBND các cấp, trong quá trình quy hoạch không gian làng nghề, cần chú trọng gắn với bảo vệ môi trường theo hai hình thức chính; tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ. Tuy nhiên, với mỗi loại hình làng nghề, cần có những mô hình quy hoạch cụ thể phù hợp với tính chất làng nghề và đặc điểm của mỗi địa phương. Ðối với các làng nghề, trước mắt tập trung xử lý nước thải quy mô hộ gia đình, giảm tiếng ồn từ các phương tiện sản xuất bằng máy móc; vận động khuyến khích các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở các làng nghề đầu tư công nghệ, thiết bị mới không ảnh hưởng đến môi trường; tiến hành xây dựng một số trạm xử lý nước thải tại các làng nghề chế biến nông sản có ô nhiễm cao. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản xuất, người lao động và cả cộng đồng dân cư tại các làng nghề về bảo vệ môi trường; triển khai xây dựng các mô hình điểm bảo vệ môi trường làng nghề như mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với bảo vệ môi trường...; đồng thời khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động giám sát tại khu dân cư nhằm phát hiện những sai phạm về môi trường trong các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình để các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật...
 
Bên trên