duseovntop
Member
- Bài viết
- 513
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 16
- Tuổi
- 35
Trồng bưởi bằng hạt có năng suất cao KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC A.Thiết kế vườn 1. Đào mương lên líp Đào mương lên líp nên áp dụng ở vùng ĐBSCL nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2 m, chiều sâu 1- 2 m. Líp có kích thước chiều ngang từ 2,5- 5 m (líp đơn) và 7-8 m (líp đôi). Lên líp có hạt điều rang muối vỏ lụa thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu hoặc đấp mô. Các kiểu lên líp này có thể áp dụng cho thiết kế vườn trồng các cây như: nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, vú sữa,.. .Vùng đất có tầng canh tác dầy, mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng lũ lụt thì có thể lên líp theo kiểu đấp mô. Hàng năm thường có lũ vào tháng 9 -11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng.
Vùng đất ở Miền Đông và Duyên hải Nam Trung Bộ phải chọn nơi có nguồn nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô. 2. Trồng cây chắn gió Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc thiết lập mới một vườn trồng cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: Bình linh, dâm bụt, bơ, mít, mận, bạch đàn, phi lao, cây keo dậu... Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả (Hình 9). Cây chắn gió trồng theo hướng thẳng góc hoặc lệch góc 30 0 so với hướng gió chính trong vùng, khoảng cách trồng tuỳ thuộc vào chủng loại cây và tốc độ gió. Cây được trồng ít nhất trước 1 năm và cách ly với cây trồng chính đầu tiên trong vườn bởi mương dẫn nước hoặc đường đi. 3. Mật độ và khoảng cách trồng Tùy theo giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp có thể là 5 x 6 m; 6 x 6m hoặc 6 x 7m. Mật độ trồng ở ĐBSCL khoảng 24-33 cây/1000 m2, miền Đông và Duyên hải Nam Trung Bộ có thể trồng khoảng cách thưa hơn: 7mx 8 m (18 cây/1000m2 ). Trồng dầy có ưu điểm là: trái bưởi ít bị nám nắng; tiết kiệm chi phí mua cây để chống cành, trái; năng suất thu hoạch những năm đầu cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, cây có khuynh hướng vươn cao gây khó khăn trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch và năng suất giảm ở các năm sau B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.Thời vụ trồng Vùng ĐBSCL trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mùa trồng từ tháng 6-7 dương lịch. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ mùa trồng thường vào tháng 8 - 9 dương lịch hàng năm. 2. Chọn giống trồng thích hợp Tùy vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà chọn giống trồng cho thích hợp. Vùng ĐBSCL nên trồng bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưởi long Cổ Cò.... Các tỉnh miền Đông, Duyên Hải Nam Trung bộ nên trồng bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng, bưởi Năm roi... Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh và có nhãn xác nhận. 3. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng Miền Đông, và Duyên Hải Nam Trung Bộ: Đào hố trước khi trồng 4 tuần, hố có kích thước 1 m x 1 m, sâu 0,7 m. Cho vào hố 10-20 kg phân hữu cơ hoai, 1 kg phân super lân, 0,5 kg vôi và 200g phân NPK(16-16-8) trộn đều với đất mặt cho toàn bộ hỗn hợp vào hố. Khi trồng, đào giữa hố một lỗ lớn bầu cây và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để bầu cây nhô cao cỡ 20-30 cm so với mặt đất xung quanh, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ non của cây bưởi, chúng ta nên dùng thuốc Regent liều lượng theo khuyến cáo và trộn đều với đất trong hố để khử trùng . Vùng ĐBSCL: Nên làm mô (ụ đất) để nâng cao tầng canh tác, đất làm mô trồng thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 40 cm-60 cm và đường kính 80 cm-100 cm. Khi trồng, giữa mô cũng đào lỗ và trộn đều đất này với các liều lượng phân bón như trên, đặt cây xuống giữa lỗ và mặt bầu nhô cao nơn mặt mô từ 3-5cm, cho toàn bộ hỗn hợp vào lổ và lấp đất lại Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con, nhớ đừng lấp đất đến vị trí mắt ghép. 4. Tủ gốc giữ ẩm Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì xu hướng hiện nay ở các nước tiến tiến là giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây có múi, vì vậy phải cắt bỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ. 5. Tưới và tiêu nước Bưởi là loại cây trồng cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn trái phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, trách ngập úng kéo dài cây có thể chết. ở các vùng mà nguồn nước tưới gặp khó khăn như miền Đông và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu quả hơn 6. Vét bùn bồi líp (vùng ĐBSCL) Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3 cm là tốt. Thời gian vét bùn được khuyến cáo là hai năm/lần.