hotrotinviet
Member
- Bài viết
- 82
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 6
- Tuổi
- 36
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được mở tại địa bàn mà doanh nghiệp không có trụ sở. Vậy văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân và được xuất hóa đơn hay không? Mời bạn theo dõi bài viết sau:
Khái niệm văn phòng đại diện
Theo điều 45 của Luật doanh nghiệp, văn phòng đại diện là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chức năng hoạt động đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu văn phòng đại diện được mở ra và hoạt động theo ủy quyền của pháp nhân, đảm nhận các hoạt động thương mại hành chính. Theo Luật thương mại, văn phòng đại diện (kể cả văn phòng đại diện nước ngoài) được quyền hoạt động thương mại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về nguyên tắc, văn phòng đại diện chỉ được thực hiện hoạt động thương mại, tìm hiểu thị trường và không được tổ chức sản xuất kinh doanh.
Văn phòng đại diện có được phép ký kết hợp đồng kinh tế?
Với câu hỏi liệu văn phòng đại diện có được phép ký kết hợp đồng kinh tế hay không? Có 2 trường hợp xảy ra:
(1) Nếu văn phòng đại diện là đơn vị trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: Văn phòng đại diện “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.”
(2) Nếu văn phòng đại diện là cơ quan của doanh nghiệp nước ngoài thì Theo nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.”
Văn phòng đại diện có được phép xuất hóa đơn hay không?
Văn phòng đại diện là cơ quan đại diện của doanh nghiệp, việc hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Do vậy, văn phòng đại diện không có hoạt động thu chi, vì vậy sẽ không có hoạt động khai thuế.
Nếu trong trường hợp có phát sinh việc mua hàng hóa và trực tiếp thanh toán để phục vụ cho mục đích hoạt động thì hóa đơn có thể xuất mang tên văn phòng đại diện và sau đó hóa đơn sẽ được chuyển về cho trụ sở chính để tiến hành kê khai thuế.
Còn nếu trong trường hợp phát sinh việc mua hàng hóa nhưng những chi phí ấy do trụ sở chính trực tiếp thanh toán thì trên hóa đơn sẽ ghi thông tin của trụ sở chính.
Khái niệm văn phòng đại diện
Theo điều 45 của Luật doanh nghiệp, văn phòng đại diện là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chức năng hoạt động đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu văn phòng đại diện được mở ra và hoạt động theo ủy quyền của pháp nhân, đảm nhận các hoạt động thương mại hành chính. Theo Luật thương mại, văn phòng đại diện (kể cả văn phòng đại diện nước ngoài) được quyền hoạt động thương mại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về nguyên tắc, văn phòng đại diện chỉ được thực hiện hoạt động thương mại, tìm hiểu thị trường và không được tổ chức sản xuất kinh doanh.
Văn phòng đại diện có được phép ký kết hợp đồng kinh tế?
Với câu hỏi liệu văn phòng đại diện có được phép ký kết hợp đồng kinh tế hay không? Có 2 trường hợp xảy ra:
(1) Nếu văn phòng đại diện là đơn vị trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: Văn phòng đại diện “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.”
(2) Nếu văn phòng đại diện là cơ quan của doanh nghiệp nước ngoài thì Theo nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.”
Văn phòng đại diện có được phép xuất hóa đơn hay không?
Văn phòng đại diện là cơ quan đại diện của doanh nghiệp, việc hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Do vậy, văn phòng đại diện không có hoạt động thu chi, vì vậy sẽ không có hoạt động khai thuế.
Nếu trong trường hợp có phát sinh việc mua hàng hóa và trực tiếp thanh toán để phục vụ cho mục đích hoạt động thì hóa đơn có thể xuất mang tên văn phòng đại diện và sau đó hóa đơn sẽ được chuyển về cho trụ sở chính để tiến hành kê khai thuế.
Còn nếu trong trường hợp phát sinh việc mua hàng hóa nhưng những chi phí ấy do trụ sở chính trực tiếp thanh toán thì trên hóa đơn sẽ ghi thông tin của trụ sở chính.
Relate Threads
Interested Threads